Mỗi khi hoa đào chúm chím nụ hồng, chúng tôi lại nôn nóng chuyện về quê ăn tết.Khoa lâm học năm nào cũng tổ chức lễ sơ kết học kỳ I vào ngày cuối giáp ngày được nghỉ., để ngăn chúng tôi lẻn về sớm.Nếu buổi sáng chúng tôi ngồi trên hội trường, mỗi người một túi xách sẵn sàng xuất phát,tư thế khẩn trương và hào hứng.Nếu buổi chiều để ra bến xe sớm, một số băng rừng bạch đàn từ nửa đêm, mấy chị em thường đi trễ khoảng 3-4 giờ sáng.Bến xe Đông Triều ngày giáp tết rất đông người về Hải Dương, trong đó có chúng tôi.Xe tới mọi người ùa ra chen chúc lên xe.Bọn con trai mạnh và nhanh bao giờ cũng lên xe trước giành được ghế ngồi và có thể lăng xê lại ghế cho người đẹp."Anh hùng khó qua ải mỹ nhân ". Cũng tốt thôi, một cử chỉ đẹp.Tôi cũng không ngoại lệ
.Có lần một bạn gái cùng lớp không chen được qua cửa chính của xe.Tôi liền chỉ bạn gái bám tay vào cửa sổ xe và tôi ôm chân nàng đẩy nàng qua cửa sổ lọt vào trong xe. Nàng lên được xe và có ghế ngồi đầu tiên. Tôi bám vào cửa sổ, đạp lên bánh xe chui vào sau. Tôi là người thứ hai lên được xe và có ghế ngồi (sát bên nàng ). Xe trật cứng, phần lớn phải đứng chen chúc, thưởng thức một hành trình ngả nghiêng đầy gió bụi dài 45 km tới Hải Dương. Xuống xe, phủi bụi, sửa lại xiêm y tút lại dung nhan chúng tôi chuyển sang một hành trình mới Hải Dương - Hà Nội êm ả sạch sẽ hơn..Chuyện có vẻ rất hài, nhưng nó lại rất bình thường, và thưc tế so với hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Một lần về tết khác,chúng tôi ra bến xe trễ., hết xe. Tuyến Đông Triều - Hải Dương có rất ít xe, không có xe đi là chuyện thường, nhất là dịp tết.Chúng tôi quyết định đi bộ 45 km về Hải Dương. Đoàn đi bộ có một em bây giờ tôi không nhớ là ai.Vừa đi vừa tâm sự, kể chuyện, ca hát vui vẻ.Đến Sao Đỏ, gần nửa đường, pin yếu nhiều. Qua Sao Đỏ, các đài tắt hết, âm thầm rảo bước, rồi âm thầm lê gót. Thỉnh thoảng đài mạnh phát một câu :"Cố gắng lên cho kịp tầu".Những km cuối cùng sao mà dài thế ! Thế rồi chúng tôi cũng lê gót qua bến đò Hàn, tới trạm giao nhau với đường sắt.Chúng tôi hỏi bác gác đường sắt : Ga rời về đâu, bao giờ có tầu về Hà Nội."Rời về dưới kia kìa, tầu sắp chạy rồi!". Chúng tôi không kịp cảm ơn, chạy xiết ga trên các thanh tà vẹt theo hướng bác chỉ.Vượt qua cổng soát vé, bỏ lại sau lưng tiếng la :"Vé đâu ?Vé đâu ???".Leo lên tầu, lăn ra sàn tầu nằm thở hổn hển.Tới ga Gia Lâm,.Mỹ đã ném bom gẫy cầu Long Biên phải đi phà Chương Dương..Lại lê gót 2 -3 km nữa tới phà Chương Dương. Gần tới phà, nghe tiếng còi phà hụ, phà chuẩn bị rời bến.Lại chạy xiết ga, vừa kịp phà rời bến. Lại lăn ra sàn nằm thở hổn hển.Sang tới Hà Nội gần 11 giờ khuya, chia tay. Tôi và 2 người nữa ngủ lại trên hành lang bách hóa Hà Nội,sáng đi xe điện về nhà.
(Mở ngoặc thêm một chuyện đi về thời sinh viên. Chuyện thầy Sâm đáng kính của chúng ta, tuy là hình như thầy không dạy lớp mình thì phải. Thầy từ Hà Nội tới Hải Dương. Thầy vào hiệu sách, thấy một cuốn sách hay, hiếm. Thầy suy nghĩ giải bài toán : Phương án 1, mua sách, hết tiền, đi bộ 45 km về trường - Phương án 2, đi xe về trường, không có tiền mua sách. Khó có cơ hội thứ hai mua được cuốn sách hay (thời chiến tranh chứ có phải như bây giờ đâu ).Thầy chọn phương án 1, đi bộ về trường.Thế là thầy được hưởng sự sung sướng được sở hữu cuốn sách hay pha trộn với sự âm thầm rảo bước, rồi âm thầm lê gót và những km đường ngày càng dài ra.Thầy đã chiến thắng. Thật cảm phục thầy Sâm của chúng ta.)
Chuyện thực như không thực, các thế hệ sau khó mà hình dung được.Tuổi trẻ chúng tôi đã đi trong gian lao và hy vọng. Hôm nay, ai thành đạt là đã trả ơn cho tuổi trẻ của mình, ai chưa thành đạt là có lỗi với tuổi trẻ của mình. .
(Mở ngoặc thêm một chuyện đi về thời sinh viên. Chuyện thầy Sâm đáng kính của chúng ta, tuy là hình như thầy không dạy lớp mình thì phải. Thầy từ Hà Nội tới Hải Dương. Thầy vào hiệu sách, thấy một cuốn sách hay, hiếm. Thầy suy nghĩ giải bài toán : Phương án 1, mua sách, hết tiền, đi bộ 45 km về trường - Phương án 2, đi xe về trường, không có tiền mua sách. Khó có cơ hội thứ hai mua được cuốn sách hay (thời chiến tranh chứ có phải như bây giờ đâu ).Thầy chọn phương án 1, đi bộ về trường.Thế là thầy được hưởng sự sung sướng được sở hữu cuốn sách hay pha trộn với sự âm thầm rảo bước, rồi âm thầm lê gót và những km đường ngày càng dài ra.Thầy đã chiến thắng. Thật cảm phục thầy Sâm của chúng ta.)
Chuyện thực như không thực, các thế hệ sau khó mà hình dung được.Tuổi trẻ chúng tôi đã đi trong gian lao và hy vọng. Hôm nay, ai thành đạt là đã trả ơn cho tuổi trẻ của mình, ai chưa thành đạt là có lỗi với tuổi trẻ của mình. .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét