CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.

CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.
NGƯỜI ĐƯA TIN K16 LÂM HỌC

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

NỖI ÂN HẬN MUỘN MÀNG.



       Anh Hai là con trai duy nhất mà 30 tuổi vẫn độc thân nên ba má tôi sốt ruột lắm. Hồi đó, tới tuổi băm mà “chưa có gì” thì thế nào cũng xảy ra nhiều suy diễn kiểu như “chắc thằng đó kỹ tính quá”. Đàn ông con trai mà bị mang tiếng kỹ tính thì coi như… hết cứu.
      Chị em tôi lần lượt “bấm còi” vượt mặt, anh Hai vẫn giậm chân tại chỗ, mặc kệ má tôi bồng bế cháu ngoại, nói gần nói xa, rồi hỏi thẳng: “Tới chừng nào con mới chịu cho má bế cháu nội?”. Anh Hai cười hì hì trốn sự thúc giục của má bằng cách xách cưa và búa lên chùa.
       Ba má tôi là Phật tử, từ khi còn nhỏ, anh chị em tôi đã được ba má dắt tới chùa lễ Phật và tập làm công quả như quét sân, kết hoa vải, dọn dẹp trong những ngày lễ lớn… Nhà chùa đang chuẩn bị mở lớp học cho các em nhỏ lang thang. Bàn ghế thu gom từ các nơi cần được sửa chữa và anh Hai đảm nhận phần việc này.
       Trong số các giáo viên tình nguyện đến dạy các em, có một cô dạy toán là người theo đạo Công giáo. Chuyện bắt đầu từ đây. Anh Hai tôi thường xuyên lên chùa nhưng không chỉ để làm công quả mà còn để đưa đón cô dạy toán.
       Ba má tôi cắn răng thở dài, ông bà mong biết mấy được thấy con trai có đôi có cặp, nhưng khi có rồi thì vui không nổi. Con trai đầu có bổn phận cúng kính mà lấy vợ khác đạo thì làm sao?
       Anh Hai biết tình yêu của mình gây khó cho ba má, nên chẳng dám nói năng gì, cũng không dám đưa chị về chào gia đình. Tôi hỏi nhỏ: “Anh đã tới chào ba má chị chưa?”. Anh Hai lắc đầu. Tôi hiểu là nhà bên đó cũng chẳng đồng tình.
      Hai gia đình biết rõ con mình thương ai, nhưng làm như không biết. Thời đó, chuyện yêu đương mà chưa có tiếng nói của người lớn thì coi như chuyện ngoài đường. Giả vờ như không biết, nhưng ba má tôi âm thầm theo dõi, thấy anh đưa chị đi lễ nhà thờ. Và nhà bên ấy cũng thầm theo dõi, thấy chị theo anh lên chùa lễ Phật ngày rằm. Hai bên cùng thấy, cùng biết và cùng nín lặng chờ đợi.
     Chờ đợi gì cũng không rõ, có lẽ, không bên nào muốn là phía đầu tiên thốt lời khiến con mình đau khổ.
      Mối tình của anh Hai kéo dài đến năm thứ ba thì má tôi không kiên nhẫn được nữa. Con mình là con trai, lỡ có bề gì thì mang tiếng ác với con gái người ta. Má ra tối hậu thư “hoặc tình, hoặc hiếu”. Anh Hai cúi đầu chọn bên hiếu.
      Lựa chọn của anh Hai khiến má mềm lòng, nhưng thật ra, do âm thầm theo dõi, má đã sinh lòng mến thương người con gái hiền ngoan, vừa đẹp vừa nhân hậu, biết đến với trẻ em khốn khó. Được con dâu như vậy thì cũng đáng để má chịu lùi một bước. Má thuyết phục ba cho phép anh Hai ngỏ lời với nhà bên đó, với điều kiện đạo ai nấy giữ.
       Ba má chị lắc đầu, với lời phân tích ngọn ngành rành mạch là phải từ chối người con trai nghề nghiệp đàng hoàng, tính tình tử tế, hiền lành thì cũng tiếc lắm, nhưng mai này sinh con ra thì làm sao? Đứa nào theo cha lên chùa, đứa nào theo mẹ đi nhà thờ? Ừ thì cho phép chúng tự chọn đức tin, nhưng khi mới sinh ra chưa biết gì thì cha mẹ là người dìu dắt, lúc đó làm lễ rửa tội thì sao? Đã nhận lễ rồi thì dĩ nhiên là con của Chúa, ông bà nội có chịu không?
        Câu trả lời của ba má tôi là không, cháu nội nhất định phải theo đạo nhà mình.
        Vậy là anh chị chia tay. Để khỏi gặp gỡ, khỏi xao lòng, chị không đến chùa dạy lớp học tình thương nữa, người thay thế chị là anh Hai. Trước đó, anh chỉ làm những việc công quả cần sức vóc đàn ông, tới lúc ấy, anh nhận luôn việc dạy học. Bọn trẻ thắc mắc: “Sao cô không dạy tụi em nữa hả thầy?”, anh Hai trả lời: “Tại các em làm cô buồn”. Bọn nhóc chẳng hiểu câu trả lời này, thường ngày đứa nào cũng có nhiều lần nói chuyện trong lớp, không làm bài tập về nhà, rồi cãi nhau chí chóe… Cô giáo buồn là đúng rồi.
Anh Hai gầy sọm đi. Cả nhà tôi thở dài, bệnh buồn tình chỉ có thầy thuốc thời gian chữa lành mà thôi. Chữa lành thật không, tôi tự hỏi khi thấy anh Hai vẫn đi về một mình, vẫn cười cười nói nói nhưng ánh mắt chẳng còn sáng lên lấp lánh.
      Tai nạn xe cộ bất ngờ cướp đi mạng sống của anh Hai.
     Đám tang anh, chị lặng lẽ đến vào buổi tối, khi khách viếng đã ra về hết. Chị lặng lẽ chảy nước mắt trước di ảnh của anh. Nén nhang chị thắp cũng như người, lặng lẽ tỏa làn khói mỏng mà làm cay mắt tất cả. Ba tôi lau nước mắt quay mặt đi, còn má tôi ôm lấy chị mà nức nở. Quá muộn màng!
     Sư thầy nói tục lệ đốt quần áo cho người chết đem theo là mê tín dị đoan, lãng phí, thay vì vậy, hãy đem làm từ thiện để làm phước. Tôi rủ chị xếp áo quần của anh để đem đi cho. Những ngón tay chị run run vuốt từng nếp vải như đây mới đúng là lần cuối cùng chị được chạm vào anh. Tôi chọn cái áo màu xám tro anh hay mặc, muốn nói chị hãy đem về giữ cho riêng mình, nhưng cái đầu tỉnh táo của tôi lại nghĩ, nỗi nhớ đã đủ làm khổ chị rồi, tốt nhất là để chị quên anh đi.
      Tục lệ quê tôi là người vừa nằm xuống sẽ cảm thấy lạnh lẽo nên hàng ngày sẽ đốt củi sưởi ấm ngôi mộ. Sáng sớm, tôi chở má xuống nghĩa trang, ngang qua cổng, ông bảo vệ hỏi thay lời chào: “Con dâu của dì là cô giáo hả?”. Má tôi chảy nước mắt nhìn chị và bọn nhỏ lớp tình thương xúm xít mỗi đứa một khúc củi xếp lên nhau. Rồi những bàn tay nhỏ bé khum khum nối nhau che gió cho chị mồi lửa.
      Tôi và má đứng lại ở xa xa nhìn tới, để cho chị được tự do chăm sóc anh. Má tôi vừa khóc vừa nói: “Biết vậy thì hồi đó má đã gật đầu. Chúa và Phật đều dạy người ta thiện tâm mà”.
       Không ai biết trước được điều gì, nếu biết trước thì chẳng ai nỡ làm đau người khác. Tôi thường nói vậy để an ủi ba má và cũng là tự nói với mình. Tới tận bây giờ, ngày giỗ lần thứ bảy của anh Hai, sáng sớm mang hoa xuống mộ, tôi vẫn gặp chị bên cạnh đống lửa; lứa học trò ngày đó đã phiêu bạt khắp nơi, chị ngồi một mình…
(Theo Phunuonline)

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

XIN ANH EM CHO THẦY TÔI ĐI TRƯỚC.



     Nhân dịp ngày lể các nhà giáo 20/11/2013, Blog của cựu sinh viên K16 lâm học ĐHHLN VN xin gửi tới tất cả các Thầy Cô giáo và gia đình, tất cả các anh chị em trong ngành giáo dục nói chung và các anh chị em K16 lâm học và gia đình đã và đang làm công tác giảng dạy nói riêng,lời chúc mừng:
    Luôn mạnh khỏe, vui vẻ, bình an, hạnh phúc, thành đạt trong sự nghiệp vinh quang của mình. Chúc ngành giáo dục thành công trong sự nghiệp đổi mới, luôn xứng đáng là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. 

    Nhân dịp ngày lễ của các Thầy Cô giáo xin kể một câu chuyện thời chiến tranh. Tại một binh trạm, nhiều thương binh đã chờ nhiều ngày để được chuyển ra Bắc. Một xe vận tải bít bùng ghé trạm trình giấy tờ để đi ngay. Theo xe người ta thấy có hai  chiến sỹ , một nam, một nữ và một lái xe. Tất cả các thương binh đều ùa ra đòi binh trạm phải bố trí cho ra Bắc trước, ngay chuyến xe này.Một thương binh nhận  ra nữ chiến sỹ là bạn của mình hỏi : “ Lan đi ra Bắc với ai vậy ?”. “ Lan đi với Thầy ..” “ Thầy đâu ?”. “ Thầy ở trên xe ....”. Anh thương binh vội tới vạch cửa bạt sau xe nhìn vào.Một chiếc quan tài treo lơ lửng trên xe. Anh gục xuống quỳ lạy và khóc gào lên :"Thầy ơi !". Anh quay lại đồng đội quỳ lạy, nói trong nước mắt :” Xin anh em cho Thầy tôi đi trước”.
    Người Thầy đó dạy ở trường Đại học Y Hà Nội. Thầy hy sinh trong khi làm nhiệm vụ nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc hóa học của Mỹ rải trên chiến trường. Chuyến xe có nhiệm vụ nhanh chóng bí mật đưa thi hài Thầy, tài liệu, mẫu vật nghiên cứu của Thầy ra Bắc.

   Xin nghiêng mình vĩnh biệt người Thầy, người anh hùng vĩ đại.
 

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

LÀNG QUÊ BẮC BỘ - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI - Phần 9.



    Từ lâu đời những người người Việt đồng bằng Bắc bộ đã sống quần tụ thành làng. Làng là một tập hợp những người có thể có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất định. Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, với lệ làng riêng, độc lập một cách tương đối, là một vương quốc nhỏ , trong vương quốc lớn qua nhiều thời kỳ lịch sử.. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu vật thể chung như đình làng, chùa làng v.v…, mà còn là sự gắn bó các quan hệ phi vật thể về tâm linh, về tình cảm, về chuẩn mực xã hội, đạo đức.


     Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt,là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống nhất trong cả nước.
      Đồng bằng Bắc bộ chỉ tương đối bằng phẳng. Khí hậu bốn mùa tương đối rõ nét, sông ngòi khá dày gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã và nhiều sông nhỏ. Thủy văn có hai mùa rõ rệt : mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn và mạnh nước nặng phù sa. Chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Nước triều không ảnh hưởng sâu trong nội địa.


     Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước.Tuy biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng người Việt đồng bằng Bắc Bộ không mặn mà với rừng và biển,nên không hăng hái trong hai việc,“ Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá.” Người dân đồng bằng Bắc bộ hiền lành, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, nặng ân tình, tin nhân quả, trọng thứ bậc trong gia đình xã hội, coi đó như một chuẩn mực đạo đức. 
    Đất đai ở Bắc Bộ không nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người Việt Bắc bộ đã làm thêm nghề thủ công.. 
Cặp áo rồng phượng gồm áo nam thêu hình 1.000 rồng, áo nữ thêu hình 1.000 phượng, mỗi tà áo sau dài 10m, ngang 0,83m, được làm từ 200m lụa tơ tằm làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội
Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng - làng đúc đồng Ngũ Xã - quận Ba Đình TP Hà Nội đang hoàn tất quả chuông đồng 5 tấn.
Ở đồng bằng Bắc bộ, có tới hàng trăm nghề thủ công. Có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao. Một số nghề có lịch sử phát triển lâu đời và nổi tiếng như nghề gốm Bát Tràng , nghề dệt lụa Vạn Phúc, luyện kim - đúc đồng Ngũ Xã.

Nón lá làng Chuông - Thanh Oai - TP Hà Nội.
Làng gốm sứ Bát Tràng Đông Anh TP Hà Nội.

     Trên nền điều kiện tự nhiên, xã hội đó theo dòng lịch sử , một cảnh quan văn hóa vật thể : Cảnh quan làng quê Bắc Bộ Việt Nam được hình thành.

1/ Dòng sông, bến đò, cây đa,cây gạo, , nhịp cầu tre, con đê đầu làng,lũy tre xanh:


Cây đa đầu làng.
    
Cây gạo bên bến sông.
    
     Mỗi làng quê thường gắn liền với một dòng sông, với một bến đò xưa nhiều kỉ niệm, xa xôi nhiều năm rồi lòng vẫn thương, tình vẫn nhớ. Bến đò xưa có cây hoa gạo cháy đỏ suốt một góc trời, có cây đa cao ngất cúi mình tỏa bóng mát, là điểm cao báo cho mỗi đứa con xa quê biết sắp về đến quê nhà. 
Cây đa làng.
    Khúc Hát Sông Quê .

Cô lái đò .


     Bến đò xưa có con đò nhỏ và cô lái đò ngày ngày đưa khách qua sông. Bao khách tình quân hỏi :“ Đò còn chuyến qua ?”. Thế rồi :Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng sông, cô lái đò kia đi lấy chồng. Vắng bóng cô em từ dạo ấy, để buồn cho những khách sang sông.





    Trên dòng sông quê hương ấy, cũng có thể là “ cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che”. Nơi mà “chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta, đêm trăng sáng trên cầu anh thổi sáo, đêm trăng sáng dưới cầu em giặt áo”

     Qua sông, qua đò, qua cầu thì đến con đê đầu làng với bao kỷ niệm, vui buồn.Chờ đợi niềm vui “Hôm qua em đi tỉnh về.Đợi em ở mãi con đê đầu làng” và đón nhận nỗi buồn “ Ngày lấy chồng em đi qua con đê, Con đê mòn lối cỏ về”. Để rồi trên con đường đê quen thuộc ngày nào anh vẫn đứng chờ em.Nay lối mòn ngày xưa, còn mình anh thơ thẩn trong chiều.Anh quay về nẻo xưa, tìm chút hương sưởi ấm tâm hồn. Ngày về nàng đã vu quy, duyên ta như thế buồn không hỡi người.
Nay lối mòn ngày xưa còn mình anh thơ thẩn trong chiều.
 
Đàn cò chập chờn bay về tổ ấm.

Nắng chiều nghiêng đàn trâu về.



      Trên con đê đầu làng còn có lơ thơ hàng tre già, nắng chiều nghiêng đàn trâu về, xa xa từng cánh cò chập chờn bay về tổ ấm. Làng quê Việt thật đẹp êm đềm biết bao.

2 Cổng làng:

Cổng làng La Phù-Hoài Đức-Hà Nội.
Hội làng Ước Lễ rước qua cổng làng.
       Cổng làng là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của làng quê cổ truyền vùng Bắc Bộ. Cổng làng chứng kiến bao thăng trầm của làng quê và những con người nơi đây. Những dấu vết của tuổi thơ, đánh bi, đánh đáo, tha thẩn, lê la đứng ngồi ngóng mẹ về những buổi chợ quê. Thương nhau hò hẹn chốn cổng làng. Những người con xa xứ, khi về lại quê nhà, bước qua cổng làng là biết mình đã về tới mái nhà thân yêu, về tới mảnh đất chôn rau cắt rốn.

3/Đình làng: 

     Mỗi làng Việt bao giờ cũng có một ngôi đình. Đình thờ thành hoàng, người có công lập ấp mở mang nghề nghiệp chăm lo cho dân, hoặc có công đánh giặc giữ nước. Đình làng là ngôi nhà chung to lớn, kiến trúc đẹp, trang trọng, thiêng liêng nhất làng. Đình là đại diện, là biểu tượng của làng, là nơi tụ họp dân làng trong mọi sinh hoạt chung của làng.

Đình làng Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội.
Đình làng Chuông - Thanh Oai TP Hà Nội.
Đình làng Đình Bảng Bắc Ninh.


Đình làng Đình Bảng Bắc Ninh.

Đình làng Đình Bảng Bắc Ninh.
       Đình làng nơi tế lễ thần Thành hoàng, nơi diễn ra lễ nghi rước kiệu. Kiệu được sơn son thếp vàng, chính giữa kiệu là ngai vàng - nơi ngự linh vị của Thành hoàng, được dân làng rước từ đình qua các đường làng rồi trở về đình giữa cờ, quạt, lọng che, tiếng nhạc và tiếng trống vang dội. Dân làng diễn tả lại một cách tượng trưng sự tích và công lao của Thành Hoàng. Lễ rước kiệu của dân làng thực sự đã gây nên hiệu ứng phấn khích trong cộng đồng tạo nên những cảm xúc thiêng liêng,gắn bó đoàn kết  trong cộng đồng.

Lễ rước kiệu Thành Hoàng láng Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội.
        Song song với phần lễ là phần hội. Phần hội gồm các trò chơi dân gian : cờ tướng, đấu võ, đấu vật, thi cây cảnh, hoa cảnh, chim cá cảnh, ca hát dân gian, triển lãm truyền thống làng nghề ..
Các đô vật nhí trên sới vật sân đình.
Các đô vật nhí trên sới vật sân đình.
Các đô vật trên sới vật sân đình.
Các đô vật  trên sới vật sân đình.

Ra quân cờ người.

Đánh cở người ở sân đình làng.
Cờ người - Mỗi người là một quân cờ.


Quan họ ngày xuân.
    Đình làng là nơi hội tụ của trai thanh gái lịch, là '' phố phường '' của chốn làng quê, nơi gặp gỡ, hò hẹn tình yêu đôi lứa, đã làm xao xuyến rung động bao nhiêu con tim của trai làng, gái quê. Đình làng đã đi vào thi ca đẹp như huyền thoại: ''Hôm qua tát nước đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen''.''Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng một mình cũng xinh'', ''Anh như trái táo rụng sân đình, em như gái dở đi rình của chua'', ''Em như con Hạc đầu đình, muốn bay không cất nổi mình mà bay'', ''Qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu''." Mắt toét là tại hướng đình, cả làng em toét chứ mình em đâu !".


 
     Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh vừa thiêng liêng vừa thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam. Đình làng có thể coi là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.

4/Miếu:
 
Miếu làng Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội.
Cổng Miếu làng Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội.
Miếu Tam Giáp làng Hành Thiện.

  Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần.Miếu khi phối thờ Phật cùng thì được gọi là Am. Mỗi làng thờ thần đều có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu, vừa có đình… Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to, sông lớn.

5/Cây đa:
 
Cây đa miếu làng Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội - đã được xếp hạng công nhận cây DI sản năm 2013.
  Từ bao đời nay, mỗi người Việt Bắc bộ đều coi cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời. Những cây đa cổ thụ thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích, tùy theo từng làng. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, khi về làng hay đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái. Em đang dệt vải quay tơ. Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà. Hẹn giờ ra gốc cây đa gặp chàng.




     Cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình, chùa, miếu.Cây đa luôn là biểu tượng đẹp vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh.

6/Văn chỉ:
Mộ bia văn chỉ làng Dòng Lâm Thao Phú Thọ.
Văn chỉ làng Bát Tràng Đông Anh Hà Nội.
Văn chỉ làng Mộ Trạch.
     Văn chỉ để thờ riêng những bậc khoa bảng trong làng. Làng chưa có người hiển đạt thì thờ Đức Khổng Tử, gọi là Tiên Thánh Sư, để làm chủ trương cho việc học trong làng.Khi thi xong, ai đỗ đạt "vinh quy bái tổ về làng,võng anh đi trước, võng nàng theo sau", đều có lễ ra Văn chỉ để tạ ơn Tiền hiền. Mỗi làng có một Văn từ hoặc Văn chỉ. Đàn lộ thiên gọi là Văn chỉ, có lợp mái gọi là Văn từ.

7/Chùa làng:

  
Bên cạnh đình là nơi cúng kỵ những người có công dựng làng thì bên chùa là nơi thờ Phật. Chùa là nơi dân làng lễ bái, tu thân, trau giồi đức hạnh, ăn hiền ở lành, để phước để đức lại cho con cháu. Đó là đời sống tinh thần thiết thân của người Việt. Ngay từ khi dựng chùa, người ta trồng một số  cây tiêu biểu cho nhà Phật và địa phương trong sân, và quanh chùa để lấy bóng mát.Cây trồng trong chùa : bồ đề, cây hoa đại, mít, tre trúc cảnh, sung, muỗm, cau.
Cây đề chùa Trấn Quốc Hà Nội.
Cây hoa Đại.
Hoa Ngọc Lan.

Các loại hoa trồng trong chùa : hoa huệ (hương của hoa huệ không ngạt ngào, mà ngát nồng và huyền bí, chỉ có hương hoa huệ mới đánh thức mạnh mẽ cõi tâm linh của con người gợi ra một sự thờ phụng); hoa ngọc lan (hương hoa ngọc lan hồn nhiên, tươi trẻ, khiến cho con người liên tưởng đến sự thánh thiện).


Đầm sen trắng trước cổng chùa.

 Hoa sen hương lành, di dưỡng tinh thần, hương sen giúp được cho con người ta trút bỏ những tục lụy của trần thế khi ngửi đến nó, cái thân phận của hoa sen cũng gợi sự thanh tao, cao thượng mặc dù mọc lên từ bùn.   Chùa được chọn xây dựng ở một địa điểm tốt, trang trọng, thoáng mát, yên tĩnh.Trên con đường về làng, người ta có thể thấy ngôi chùa làng hiện từ xa xa mờ ảo trong làn sương khói. Lòng kẻ tha hương rộn ràng náo nức biết về tới quê nhà..
Cổng chùa làng Chuông Thanh Oai TP Hà Nội.
Chùa làng Vạn Phúc Hà Đông TP Hà Nội.
8/Giếng nước:   


     Cùng với mái đình, cây đa, giếng nước ở làng quê luôn được coi là chốn linh thiêng. Bên giếng làng thường có miếu thờ thần linh. Vào ngày tuần hay dịp tế lễ, đình đám, dân làng đến đây đặt lễ cầu may và lấy nước buổi sớm ở giếng đem về thờ cúng. Trong quần thể không gian kiến trúc đình, chùa cũng thường có mặt của giếng làng.  Giếng đình, giếng chùa thường nước nhiều, rất tốt, xưa kia là nơi cung cấp nước ăn, rửa mặt xúc miệng cho cả làng.  
      Giếng làng với mặt gương phẳng lặng thường là nơi thôn nữ soi mình làm duyên.  Giếng làng là một điểm tựa trong đời sống tâm hồn người Việt. Đó là nơi gửi gắm tình cảm, tâm sự thầm kín, chan chứa yêu thương, đôi khi là nỗi xót xa :” Thân em như giếng giữa làng/ Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”. Hẹn hò yêu thương, nên đôi nên lứa hay hơn giận oán trách người tình cũng gắn bó với giếng làng"Năng  mưa thì giếng năng đầy/Anh hay đi lại, mẹ thầy năng thương". "Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài/ Hay đâu giếng cạn, anh tiếc hoài sợi dây".
9/Một số hình ảnh về làng quê Bắc bộ Việt Nam khác :



Ngôi nhà điển hình ở làng quê Bắc bộ.



Cầu đá cổ xưa.



Con trẻ chơi bổ quay.


Quê hương là chùm khế ngọt.
Tuổi thơ.


Ai bảo chăn trâu là khổ.
Quê hương là con diều biếc.



Hương thơm ngày mùa.
Hương thơm ngày mùa.

Hương thơm ngày mùa.
Hương thơm ngày mùa.
Cầu ngói.
Tắm trâu.




Chợ nguyên liệu làm nón - làng Chuông Thanh Oai Hà Nội.

Em như cô gái hãy còn xuân,
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,

Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?

Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.
Cô gái xuân, mơ chuyện vợ chồng.
 

Thiếu nữ trong váy, yếm làng quê Việt Nam xưa.


Thiếu nữ trong váy, yếm làng quê Việt Nam xưa.


Thiếu nữ trong váy, yếm làng quê Việt Nam xưa.
Còn đâu bao đêm trăng thanh
Tát gàu sòng vui bên anh.



Chơi rồng rắn lên mây.


Chơi khăng - một trò chơi khá nguy hiểm.
Có rửa, thì rửa chân tay,
Chớ rửa lông mày chết cá ao anh !
Quây quần gói bánh chưng ngày Tết.
Góc sân với chum tương, vại nước.
Góc sân với chum tương, vai cà.Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Cảnh nhà làng quê - Ngồi trõng tre hóng mát dưới bóng cây, trước nhà có giàn thiên lý.