CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.

CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.
NGƯỜI ĐƯA TIN K16 LÂM HỌC

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

TIẾNG GÕ CỬA ĐẦU XUÂN GIÁP NGỌ - 2014.

   Khoa Thưa chúc mừng năm mới đến mọi người, mọi nhà trong đại gia đình K16 lâm học đầy sức khỏe và an lành.
  Xin gửi tới bạn bè ảnh du xuân của nhóm k16 lâm học HN chụp  tại nhà anh Dương Văn Coi, thay cho tiếng gõ cửa đầu xuân Giáp Ngọ - 2014.
Hàng trước có: Chị Hà là người yêu anh Coi bế cháu nội, em Hương cùng công tác ở Cục Lâm Nghiệp, hàng sau có anh Thắng là phu quân của  Ninh. Những  người còn lại thì quen quá rồi nhỉ !

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

" TỪ ĐIỆN TIẾNG NGHỆ " - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI - Phần 12

Ngày về nàng đã vu quy,
Duyên ta như rứa buồn không hỡi Người.

1/  Lời mở đầu
        Việt Nam có sự đa dạng trong ngôn ngữ, mội vùng mội miền có những bạn sắc văn hóa riêng, trong đó tiếng địa phương (phương ngự) là một trong những nét tinh hoa văn hóa quý báu cần được bạo tồn trên cơ sợ "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt". Tiếng Nghệ An và Hà Tịnh là một trong những phương ngự tinh hoa văn hóa đó, nơi neo đậu một hồn quê sâu thặm. Sau đây xin gọi chung là Tiếng Nghệ. Người xứ Nghệ ngày nay đã tung hoành khắp năm châu bốn bệ, đệ lại cho đời, cho người muôn phương nhiều ấn tượng, cạm xúc với nhiều cung bậc khác nhau. Theo đó tiếng Nghệ cụng được bốn phương trời biết đến. Nhu cầu tìm hiệu học tiếng Nghệ ngày càng tăng là điều dệ hiệu. Để đáp ứng nhu cầu đạ có nhiều tác giạ chuyên và không chuyên tham gia soạn thạo, nghiên cứu, biên dịch. Nhiều từ điện tiếng Nghệ đạ ra đời : Từ điện  bách khoa toàn thư tiếng Nghệ, Từ điện Tiếng Nghệ cho mọi nhà, Từ điện Tiếng Nghệ qua tục ngự ca dao .......

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng Quê quán Lộc Hà, Hà Tĩnh Là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được tạp chí Forbes bình chọn
       Trong phần hướng dẫn đọc và hiệu tiếng Nghệ , người viết Từ điện cũng đưa ra một số công thức để người đọc dệ hiệu từ âm tiết, các dấu, đến ngự điệu đệ đọc. Về âm điệu, trong “Từ điện tiếng Nghệ” cũng ghi rõ: "Dấu ngã (~) thành dấu nặng (.) nên mới nghe giọng Nghệ An và Hà Tịnh nặng trình trịch (ở một số vùng, dấu hỏi (?) cũng nói thành dấu nặng (.). Các phụ âm s và x, tr và ch, r và d, người Nghệ Tịnh phát âm rất rọ ràng (nên viết ít sai)"…Lời giới thiệu hài hước của Từ điện cụng làm các bạn đọc mê mận. Tiếng Nghệ Tịnh về cơ bản là giống với các tịnh miền Trung (từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế), các từ cơ bạn là "mô, tê, răng, rứa".
     Đặc biệt, từ "nọ" (nghịa là "không") trong tiếng Nghệ Tịnh là từ tiếng Việt duy nhất được người Anh vay mượn nhưng mà chưa thấy trạ. Chuyện kệ rằng vào thế kỵ XVI, một nhà thám hiệm người Anh tên là Francis Drake trong chuyến hành trình thám hiệm vòng quanh thế giới của mình, đạ cập cạng Vụng Áng (Hà Tịnh).Tiếp xúc với người dân nơi đây, ông ta thấy tiếng Nghệ Tịnh nghe rất hay và dệ thương. Thế là nhà thám hiệm người Anh đạ lưu lại học cho bằng được tiếng Nghệ. Sau thời gian dùi mài kinh sự, ông đạ đọc thông viết thạo tiếng Nghệ, thi INLTS (International Nghệ Language Testing System) được 9.0, thi TONIC (Test of Nghệ  for International Communication) được 990 điểm!" tại Học viện Ngôn ngự quốc tế Vinh.
     Cũng theo một số tài liệu khác được cung cấp bợi giáo sư " Cù Trọng Xoay" của Đại học Bôn Ba , ngày xưa  nhà nghiên cứu Nhật Bạn bà Akino Ozawa và tiến sị hói đầu người Pháp ông  Christian de Zidance cùng nhau đi khắp tất cạ các nước trên thế giới để tìm nguồn gốc tiếng Nhật và Tiếng Pháp .Hai nhà nghiên cứu ngôn ngự học qua đến Cầu Bừa ( nay là đội tên là Cầu Cày ) - Thạch Hà, Hà Tịnh, Việt Nam, thì tiến sị De Zidance đạ gặp một người con gáy đẹp đang gặt lúa dưới ruộng. Tiến sị De Zidance  rất bồ kết người đẹp xứ Nghệ. Tiến sị liền tiến tới làm quen, do chưa có ngôn ngự tiếng Pháp chính thức nên tiến sị buột miệng một câu tiếng Pháp chưa chuận : " O dua Mong toi xoa ", đại ý là chào làm quen,nhưng người đẹp xứ Nghệ đạ hiệu lầm. Người đẹp cho tiến sị một tát và chựi luôn " Mông tôi, tôi xoa, mông enh, enh xoa, nọ được xoa mông tôi ". Cái tát của người đẹp lại được tiến sị De Zidance hiệu là ngự điệu của lời làm quen người đẹp chưa đụ ngọt ngào lạng mạn nên không được người đẹp vui vẹ đón nhận.Thấm thía bài học này, sau này về Pháp, Tiến sị De Zidance đạ phát triện nên Tiếng Pháp có cách đọc rất ngọt ngào và lạng mạn như chúng ta thường được nghe ngày nay. Sau đó ngài De Zidance cùng bà Akino Ozawa bắt tàu ở ga Yên Trung (Hà Tịnh) để về Học viện Ngôn ngữ quốc tế Vinh, hoàn tất công trình nghiên cứu ngôn ngữ của mình. Lúc mua vé có một cụ già bước tới gần bà Akino Ozawa và hỏi : "Ga ni ga mô cô ? " nghe xong câu này nhà nghiên cứu Nhật Bản, Akino Ozawa rất tâm đắc thừa nhận rằng tiếng Nhật cũng bắt nguồn từ tiếng Nghệ Tĩnh .......như tiếng Pháp và tiếng Anh vậy. 
     Với những suy nghĩ rất cợi mợ  các bạn trẹ ngày nay có nhiều bạn muốn tìm hiệu và học họi thêm văn hóa giao tiếp và ngôn ngự vùng miền, trong đó có " Tiếng Nghệ". Vì vậy sự ra đời của "Từ điện tiếng Nghệ " được các bạn trẹ rất ụng hộ. Ngày càng có nhiều diện đàn mợ thêm box để các thành viên trao đội việc học "Nghệ ngự”, có cạ nhựng lớp đàm thoại" Tiếng Nghệ" cấp tốc. Điều đặc biệt là nhựng topic này luôn thu hút được lượng bình luận lớn.
    
Doanh nhân Thái Thị Hương Quê quán  Đô Lương, Nghệ An hiện là Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty sữa TH Milk
     Học thêm tiếng nói của một địa phương chính là hiểu thêm về văn hóa và con người của mảnh đất ấy. PGS.TS Phan Mậu Cảnh (Khoa Ngữ văn - Đại học Vinh) cho biết: "Tiếng Nghệ có bản sắc và quy luật rất riêng, dường như trong mỗi âm tiết, cách phát âm của người Nghệ nặng hơn so với tiếng của các vùng khác. Lịch sử ngôn ngữ đã chỉ ra rằng, do hình thế địa lý, nguồn nước nên tiếng Nghệ mới "trúc trắc" như vậy. Có thể nói, xứ Nghệ đã đóng góp cho vốn từ tiếng Việt một số lượng không phải là ít. Có thể khẳng định rằng, phương ngữ Nghệ Tĩnh là một trong những phương ngữ dẫn đầu về số lượng từ vựng. Chính sự độc đáo về ngôn ngữ này đã hình thành nên tính cách đặc trưng của người dân nơi đây: Quyết đoán, chịu thương chịu khó, vươn lên trong mọi khó khăn của cuộc sống…".

THƯƠNG VỀ XỨ NGHỆ - Sáng tác : Nguyễn Tất Tùng - Biểu diễn : Phương Thanh và Tuấn Khanh.



2/Trích " Từ điển tiếng Nghệ ": 
  
 "Đứa mô muốn mần dâu, mần rể Nghệ Tịnh thì học cho thuộc đi đạ hầy" 
 
 ĐÂY TIẾNG NGHỆ NHÀ CHOA
a/Học từ :
- Mô: Có nghĩa là ở đâu? VD người 1 nói rằng “Con bé nớ đẹp chưa tề” (Con bé ấy đẹp chưa kìa). Người 2 hỏi lại: “ở mô?” (ở đâu?)
-Tê: Có nghĩa là ở kia. VD sau khi người 2 hỏi “ở mô”, người 1 chỉ tay về phía cô bé và trả lời: ” ở tê” (ở kia) hoặc “ở tê tề” (ở kia kìa).
-Răng: Câu nghi vấn, có nghĩa là cái gì? VD người 1 nói điều gì đó người 2 không nghe rõ, liền hỏi lại: “mi nói răng?” (mày nói cái gì?)
-Rứa: Có nghĩa là thế à, đúng vậy theo nghĩa khẳng định, hoặc là câu hỏi nghi vấn. VD người 1 nói về điều gì đó, người hai liền gật đầu và đáp “Rứa à?” (thế à?), người 1 cũng đáp lại “Rứa đo” (thế đấy!). Hoặc người 1 gặp người 2 đang đi trên đường liền hỏi “mi đi mô rứa?” (mày đi đâu thế?)…
Nói chung từ “mô, tê, răng, rứa” là từ địa phương miền Trung rất đa nghĩa và tuỳ vào từng ngữ cảnh để hiểu.

“Gưn” là “gần”, “ngái” là “xa”
”Đi mô? ” để hỏi ai là “đi đâu? ”
”Nác su” ý nói “nước sâu”
“Trấy bù” để gọi “quả bầu” đấy nha
“Gác bếp” thì gọi là “tra”
“Lôông cơn” thực chất đó là “trồng cây”
“Ra sân” thì nói “ra cươi”
“Đi nhởi” ý nói “đi chơi” ấy mà
“Chúng tôi” thì nói là “choa”
“Các bạn”, thân mật gọi là bọn “bay”
“Tê” là “kia”, “ni” là “này”
“Mi” “mần” ý nói là “mày” “làm” thôi
“Chộ” là “thấy”, “nhác” là “lười”
“Mắm tôm” cứ gọi “ruốc bôi” đúng liền
“Đọi” là “bát”, ”nôốc” là “thuyền”
“Khủy chân” đích thị có tên “lặc lè”
“Đàng” là “đường”, “đấy” là “tè”
“Thế thôi” thì nói “rứa hè” là xong
“Núi” là “rú”,“rào” là “sông”
“Ngá khu” tức thị “ngứa mông” thật rồi
“Mơ” là “mớ”, “thúi” là “hôi”
“Nỏ nhởi” ý nói “chịu thôi” đó mà
“Ả” là “chị”, “tau” là “ta”
“Lọi cẳng”để nói đó là “duỗi chân”
Vải “đen” ắt hẳn vải “thâm”
”Trụt quỳn” ý nói “tụt quần” thế thôi
“Dốc” là “trôộc”, “đôộng” là “đồi”
“Mui” là để chỉ cái “môi” trước mồm
“Đầu” là “trôốc”, “hun” là “hôn”
“Ló” chưa hết là “Lúa” còn đấy em
“Ngượng ” là “rầy” “thích” là “sèm”
Ai hỏi đến “lả” thì châm “lửa” liền
“Nỏ” là “không” nhé đừng quên
“Lá trù” chính xác là tên “lá trầu”
“Mắc” là “bận”, “mô” là “đâu”

“Ăn nể” , “ăn vã” như nhau cả mà
Có người gọi “bọ” là “cha”
“Nương” là “vườn”, “rẫy” gọi là “nương” thôi
“Bù rợ” “bí đỏ” đúng rồi
“Nước chè” quê bạn, quê tôi “nác chè”
“Nướng” là phải “náng” đó nghe
Gọi mang lọ “muối” đừng bê “mói” nhầm
Trục cúi” “đầu gối” của chân
Nói “đài” múc nước phải cầm “gầu” ngay

-Mi : có nghĩa là Mày
-Tau : có nghĩa là Tao
-Mô : có nghĩa là Đâu ? (vd : mi đi mô đó thì dịch ra giọng Bắc là Mày đi đâu đấy)
-Tê : có nghĩa là Kia
-Ni : có nghĩa là Này
-Rứa : có nghĩa là Thế
-Răng : có nghĩa là Sao (vd Răng rứa ? dịch ra giọng Bắc là Tại sao thế? )
-Ngày Mốt : có nghĩa là Ngày Kia ( vd : mốt tau mới về. dich ra giọng Bắc là Ngày kia tao mới về )
-Đọi : có nghĩa là Bát
-Trốc : có nghĩa là Đầu
-Tru : có nghĩa là Trâu
-Lè : có nghĩa là Đùi
-Nhễ : từ này í chê bai có thể dịch là Chuối (mạnh hơn nhiều) or Bựa
-Chộ : từ này có nghĩa là Thấy
-Chi : có nghĩa là Gì ?
-NỎ : có nghĩa là KHÔNG. (Ví dụ Nỏ đi, NỎ cho...nhưng mà không có câu Đi NỎ hay ---Cho Nỏ đâu nhá...từ NỎ chỉ đứng trước động từ...)
-Bổ : có nghĩa là Ngã (vd : nó bị bổ xe. dịch là Nó bị ngã xe)
-Trốc Gúi : có nghĩa là Đầu Gối
-Còn từ Khu mấn thì chứa giải thích đc, anh em giải thích dùm
-Ngái : có nghĩa là Xa (hịc lần đầu tiêng nghe từ này là vào đầu năm 1, thằng bạn nó nói mình mặt cứ đờ ra ko hỉu nó nói jè, hịc). VD : Nhà mi có ngái trường ko? ~~> nhà mày có xa trường ko?
-Nác : có nghĩa là Nước (nước uống í)
-Môi : có nghĩa là Muôi (cái muôi chan canh í)
-Su : có nghĩa là Sâu (VD : Ao ni su ri ~~> Ao này sâu thế)
-Hầy : có nghĩa là Nhở (vd : Hay hầy ~~> Hay nhở or Ai đó hầy ~~> Ai đấy nhở )
-Đài : còn có 1 nghĩa nữa là cái gàu múc nươc, hehe
-Cươi : có nghĩa là Sân
-Nương : có nghĩa là Vườn
-Rọng : có nghĩa là Ruộng
-Mần : có nghĩa là Làm (vd Cha mệ cháu đi mần rọng rồi ạ ~~> cha mẹ cháu đi làm ruộng rồi ạ)
-Mệ : có nghĩa là mẹ
-con ròi : có nghĩa là con Ruồi
-Choa : Có nghĩa là bọn tao


Đại gia Lê Thanh Thản,  đi Roll Royce rít thuốc lào. Quê quán  Diễn Châu, Nghệ An sở hữu 21 khách sạn Mường Thanh từ 2 – 5 sao trên cả nước với giá trị tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

  HÒ VÍ, GIẶM KHÚC HÁT ÂN TÌNH XỨ NGHỆ.

b, Học qua chuyện đời và văn thơ :

Vâng em là con gấy Nghệ An 

Ai muốn gấy Nghệ An
Tau mần mối cho nề
Tính nết khỏi phẩy chê
Nhìn bên ni bên tê
Gấy Nghệ An bây tề
Hai cẳng khỏi phẩy chê
Trắng như đùi ga lọoc
Đều có ăn có họoc

Biết nuôi ga, nuôi chó,
Biết rèo tru bít cỏ
Biết bắt cò mò ốc
Biết cầm liềm gắt ló
Mọi việc mô vô đó
Ngủ nỏ gáy o o
Nỏ phẩy lo chi cả

Lại hơi bị nết na
Đó là con gấy quê Choa
Sắc sảo lại mặn mà
Biết lo cho Ông Bà
Cha Mẹ không phẩy nói
Gấy Nghệ An như rứa
Lấy gấy Choa phẩy hỏi
Mấy Eng bộ đội làng
Đi đứng phải nhẹ nhàng
Không thì xe trên đàng
Ngài bị chui xuống roọng.



Phiên dịch :
Khách Nhật Bản : Ga ni ga mô cô ?
HL phiên dịch : ga này ga nào cô ?
@Mô : Dạ, ga Huế
Khách Nhật Bản :Mi đi ga chi ?
HL phiên dịch : mày đi ga nào ?

@Mô : tao đi ga này
Khách Nhật Bản : ga ni ga chi?
HL phiên dịch : ga này ga nào?
@Mô : Dạ, ga Vinh
Khách Nhật Bản :Ga chi như ri?
HL phiên dịch : ga đâu như thế này
Khách Nhật Bản :Ga như ri mi lo ra đi
HL phiên dịch : ga này mà lo đi đi


Em mới là người phải cảm ơn hai eng !
Hai người thanh niên xứ Nghệ vào một tiệm hủ tiếu ở Vũng Tàu. Hai người vừa ăn uống vừa trò chuyện gia đình quê hương. Sau khi ăn xoong, móc túi trả tiền mới phát hiện không có tiền trong người. Hai người trai xứ Nghệ, bối rối và lúng túng trước con mắt không thiện cảm của chủ tiệm. Một cô gáy bàn bên đã đứng lên thanh toán toàn bộ. Hai chàng trai xứ Nghệ cảm động cảm ơn cô gáy. Cô gáy nói : " Em mới là người phải cảm ơn hai eng". Hai chàng trai xứ Nghệ, chẳng hiểu mô tê chi cả. Cô gáy giải thích :'' Hai eng đã cho em được nghe tiếng quê hương đích thực của em, mà đã lâu lắm rồi em không được nghe. Đó là món quà quý giá, nên em mới là người phải cảm ơn hai eng".
 
Nhân tiện xin đưa một vài ví dụ về sự phong phú của tiếng Nghệ mình.(đố mọi người dịch nha ^^ )
- Cấy máy bey quènh ba quènh, phụt khói ra đằng khu. Phóng tên lả vô nhà máy nác!
- Ló khén rành nhén bà hịnh, đem quạt được rồi.Sang van cha mi đang uống nác mới bên hàng xóm khi mô về thì mượn cấy đòn luôn.
- Cấy lộ ni meo nhiều, cẩn thận không bổ trằn ngả


(Mẩu chuyện vui)
+ Một bác đang vót đụa có một ngài hỏi ?
Bác vót đụa mần chi rứa
Vót đụa ăn cấy
Đang lâu mới cấy răng bác vót sớm rứa
Thì vót đụa ăn cấy chớ nác thì có môi rồi


Qua cầu xe cộ đi chậm lại?
Một anh chàng lái xe người Hà Tĩnh, ra Gia Lâm nhận xe mới. Khi về, qua cầu Long Biên, khoái quá nên anh ta vẫn phóng ào ào. Công an thổi còi chặn lại:
- Anh không thấy cái biển hai đầu cầu sao?
Anh chàng hớn hở:
- Chộ chơ răng khung chộ hè! (Thấy chớ sao không thấy!)
- Anh có biết trên đó viết gì không?
Chàng ta trố mắt ngạc nhiên:
- Trời ơi! Đi mần công an mà khung biết trự à? Tội hè! Trên nớ viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có từng đó mà cụng khung đọc được! (Trời ơi! Đi làm công an mà không biết chữ à? Tội quá! Trên đó viết là qua cầu xe cộ đi chậm lại. Có chừng đó mà cũng không đọc được!)
- Thế tại sao anh vẫn phóng ào ào?
- Đó là nói xe cộ. Xe tui xe mới mà!
(Anh lái xe hiểu theo kiểu Hà Tĩnh: cộ là cũ)
- ?!?!?

Cạ cọ đuội, cạ cọ cuộng?
Lại chuyện ở một làng nọ thuộc huyện Nghi Xuân. Một nhà nọ bị mất trộm cá, nghi hàng xóm bắt trộm nên kiện quan. Quan mời cả lên hỏi ri:
- Nhà mụ mất cái gì?
- Nhạ em mất cạ!
- Sao mụ biết hàng xóm lấy?
- Dạ, chính mộm nọ nọi hôm nay nhạ nọ ăn cơm cạnh bụng vợi cạ!
Quan hỏi chị tê:
- Nhà mụ bữa nay ăn cơm với cái gì?
- Bựa ni nhạ em ăn cơm vợi cạ!
Quan tuyên đánh 15 roi vì tội ăn trộm của hàng xóm. Chị ta không chịu, một mực thảm thiết kêu oan. Quan giật mình, hỏi lại:
- Cạ của mụ mất có hình dáng ra sao?
- Bẩm quan, cạ nhạ em cọ đuội!
Chị tê cười rú lên:
- Bựa ni nhạ em ăn cơm vợi cạ, mạ lạ cạ cọ cuộng! Quan xuộng nhạ em, em cho quan cọi vượn cạ nhạ em!
Quan tuyên chị ta trắng án rồi bãi toà.
iếng miền trung miền lợ nhiều chổ lắm…hehe…


thêm một chuyện nữa:
Một ông khách người anh đến Huế du lịch. Ông ta dừng chân nghĩ trưa ăn bún ở một quán ăn nhỏ. Bổng dưng có con heo ở đâu chạy ra..chạy qua hàng bún. Bà chủ quán thấy vậy kêu lên hỏi cậu con trai ” Heo ai rứa Du”( con trai bà chủ quán tên Du)..Ông khách người Anh nghe vậy liền nghĩ ” chắc bà ấy hỏi mình “how are you?”.. Ông ta liền trả lời ” I’m fine thank you, and you”.


Hay như câu thơ sâu nặng đầy tư tình :
Răng chưa sang nhởi bên choa?
Bà o đạ nhốt con ga trong truồng
Thi thoảng ra ngoài đàng nghe tiếng Nghệ sướng cả rọot.


Đại gia Nguyễn Thị Liễu Quê quán  Hương Sơn, Hà Tĩnh. Một đại gia phố núi  khiến nhiều người kính nể bởi độ chịu chơi và chịu chi.
 Chuyện văn thơ : 
Tau ở nhà tau tau nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nhủ”răng không đến?”
Đến mi lại nhủ “đến mấn chi”?
Mần chi tau đến mần chi được?
Mần được thì tau đã mần chi
Tau ở bên ni tau nhớ mi
Nhớ mi bên nớ nhớ lạ ri
Ngái ngôi chi mô mà nỏ chộ
Răng rứa?Tủi tau trách mần chi.
Tau ở lộ mô nỏ nhớ mi
Mà chừ ngái quá biết mần chi
Bọ chui vô net tìm mi đó
Sáp mặt đây rồi vui cách chi.
Bọ chui vô net tìm khi mô?
Có gửi tau cá gộ kho khô?
Mà dừ trốc cúi còn hay dức
Chộ mi nhớ rưa,học hết vô?
Mi chộ thăng mô học hết vô?
Hấn ngài cao thấp ,ở chổ mô?
Nhơ tau ,ba lap ! đừng nói trạng
Biết tỏng mi rồi ô hô hô…
Bà trợn bà trạo! mi nói răng
Ngái ngôi cách nớ biết mần răng
Nỏ chi cũng nói tau ba láp
Ngoài đàng ngài cười: 2 cái răng
Quê choa rứa đó vui ả hầy
Choa cư bốp chát kệ cha bây
Ả em ngái ngôi chừ xáp mặt
Bên nớ ,bên ni họp sum vầy
Cha tổ mi hè vui quá ta
Tau mần thơ mãi mà không ra
Đọc thơ mi post cười bể bụng
Thôi choa về choa tắm ao choa
Ao choa tắm mặc kệ choa
Bây lang thang mãi tìm không ra
Bây ăn bơ sứa răng nhớ được
Cơm chan rau muống có cả cà
Cà thì có cuộng cá có đuôi
thân thương dọng nghệ lắm ai ơi
Đi mô cũng nhớ về đất nghệ
Mắt chớp rưng rưng ,miệng mỉn cười
( Dị bản 6 câu đầu ) :
Tau ở nhà tau, tau nhớ mi
Nhớ mi, tau mới bước chân đi
Không đi mi nhủ: Răng không đến?
Đến thì mi hỏi: Đến mần chi?
Mần chi, tau đã mần chi đặng?
Mần đặng tau mần đã chán khi!
Học từ qua thơ :
Con trâu thì gọi là tru
Con giun thì gọi là trùn đó nha
Con gà thì gọi con ga
Còn con cá quả gọi ra cá tràu
Con sâu lại gọi là trâu
Con cu cu là chú bồ câu đó người
Con ròi là chính con ruồi
Con troi là cách gọi con giòi đó nghe
Con bê thì gọi là me
Còn mọi là muỗi mong người nghe đừng cười
Cười là dễ bị ăn chửi lắm người ơi
Trôốc cha mi khái cạp là đầu ba mày hổ tha
Mả cha là cái mộ của ba
Mả thằng cha mi xéo là thằng bố mày cút đi
Nghe tiếng nghệ phải “tư duy”
Nếu muốn yêu người Nghệ có khi phải chuyên cần
Học thêm cả từ, ngữ, âm vần
Nói đúng ngữ điệu, đúng cách phát âm thì càng tài
Con người thì gọi con ngài
Cơn – cây, nước – nác, sân – cươi, đường – đàng
Chủi – chổi, đọi – bát, mươn – bàn
Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe
Khuỷu chân thì gọi lắc lè
Còn từ ni nựa nói nghe cụng rầy
Mà có nói thì người ta mới hay
Hun là hôn đó, thuộc bài ngay không nào?
Nếu yêu người của mảnh đất gió lào
Thì nên chịu khó học từ vào mà “cưa”
Nhưng học ri mà vẫn chưa ăn thua
Thì từ ngài Nghệ còn lưa rất nhiều 


Em cười bối rối mà thương

  Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em...
 
             Rất mong được các nhà Ngôn ngữ học" Tiếng Nghệ " góp ý phê bình, chỉnh lý và bổ xung...



             SƯU TẦM THÁNG 02/2014



TIẾNG NGHỆ - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI - Phần 11.




“Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để”, câu thơ của Phạm Tiến Duật có lẽ đã nói thay cảm nhận của nhiều người trong Nam ngoài Bắc về giọng nói của một miền quê Bắc Trung bộ. Răng mà buồn cười enh? (Sao mà buồn cười anh?).
Vì tiếng Nghệ về giọng điệu phát âm đã khác, nặng tiếng mà không rõ lời, còn về từ ngữ lại đặc tính địa phương. Chẳng thế mà có lẽ chỉ duy nhất tiếng Nghệ là có hẳn một từ điển để tra cứu, cứ như đó là một thứ “ngoại ngữ” vậy. Lại không chỉ một, mà có đến hai cuốn "Từ điển tiếng Nghệ”. Khiếp chưa!
Dân Hà Tĩnh nói riêng, dân Nghệ nói chung, biết ơn nhạc sĩ Nguyễn Vãn Tý đã đưa hai chữ “đi mô” vào câu ca mở đâu bài hát nổi tiếng “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” vang động khắp nước từ đầu thập niên 1970 đến nay.
“Đi mô” trở thành đặc hiệu nhận diện của một vùng quê. “Đi mô” cũng đóng đinh một bài “tỉnh ca” duy nhất có phương ngữ của nơi đó. Dân “đi mô" còn tự hào đùa vui rằng: Trong câu mở đầu bài hát “Nhớ về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp (“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”) thì nửa vế đầu là diễn dịch cái ý “đi mô” mà thôi, nhưng lại chẳng có được từ “đi mô”, rứa là vẫn chưa đặc trưng, chưa có được cái riêng chỉ của một vùng thể hiện trong lời ăn tiếng nói. Mà “đi mô” là khẳng định tuyệt đối nhé, chứ “Dù” thì vẫn là cách nói điều kiện, nhượng bộ. Rồi nữa, “Trời mô xanh bằng trời Can Lộc, Nước mô trong bằng nước sông La” (Bài hát “Người con gái sông La” - lời Phương Thúy, nhạc Doãn Nho), khác với “Không thể nói trời không xanh hơn, Và mắt em trong sáng khác ngày thường” (Bài hát "Cảm xúc tháng Mười” - lời Tạ Hữu Yên, nhạc Nguyễn Thành). Chuyện so sánh đùa vui nhưng cũng cho thấy nét riêng trong cách nói cách cảm của mỗi vùng miền đất nước ta.
Mà đâu chỉ đùa trong nước, đùa cả ra nước ngoài, đùa rằng tiếng Nghệ là gốc của tiếng Anh, tiếng Nhật. Thì đây, dân Nghệ nói phủ định bằng từ “nỏ”. “Nỏ” là “không”. “Ngái ngô mô mà nỏ chộ" (“Xa xôi gì mà chẳng thấy”). Người Anh (hay nguòi Mỹ) thích từ này quá, vì nó gọn, nó ít chữ cái, nó quả quyết, rứa là họ lấy về, và do tiếng họ không có dấu thanh điệu nên họ bỏ dấu hỏi đi, thành ra "no" rồi đọc theo cách của họ là “nâu”. Còn tiếng Nghệ cho tiếng Nhật các nguyên âm A, O, I tha hồ mà lập từ, kiểu như Orakhimo (O ra khi mô = Cô ra khi nào), Ganigachi (Ga ni ga chi = Ga này ga nào). Nói thêm về từ “nỏ”. Vừa rồi tôi có đọc bài viết của một cô giáo nói được học sinh sửa cho cách hiểu một câu thơ của Tố Hữu trong bài “Bác ơi"
“Chuông ơi chuông nỏ còn reo nữa” chứ không phải là “Chuông ơi chuông nhỏ còn reo nữa”. Nghe ra có vè họp lý khi đặt từ “nỏ” vào đây. Nhưng câu thơ chính của nhà thơ Tố Hữu viết từ tháng 9/1969 mới là đúng, đó là một câu hỏi tu từ nói lên tâm trạng bàng hoàng, đau đớn của nhà thơ khi được tin Bác Hồ qua đời.
Tiếng Nghệ theo ngôn ngữ học thì là một thứ tiếng cổ, cho nên những từ nay bị coi là phương ngữ trong tiếng Nghệ thì thực ra là những từ cổ còn lưu lại. Tôi không phải dân ngôn ngữ, nhưng để ý thấy có sự chuyển đổi giữa một số từ trong tiếng Nghệ và tiếng phổ thông. Lấy thí dụ âm “”. Từ tiếng Nghệ không có mà từ phổ thông có: Su=Sâu, Tru=Trâu, Nu=Nâu, Trú=Trấu, Trù=Trầu... (Riêng từ Đậu ở tiếng Nghệ cũng theo quy luật mất “” nhưng được đọc thành ĐỘ để tránh từ tục, như ĐỘ ĐEN, ĐỘ ĐẠI HỌC). Nhưng lại có xu hướng ngược lại  thành A: Sây= Sai, Trấy=Trái, Gây=Gai, Gấy=Gái,
Cấy=Cái, Đấy=Đái... “Đi đấy” là “đi đái”. Cứ kể ra thế này thì còn nhiều, các nhà ngôn ngữ học sẽ có cách giải thích hợp lý, còn người nói hàng ngày thì vẫn nói, và ai vô ra xứ Nghệ sẽ vẫn có bất ngờ thích thú trước những từ địa phương của vùng đất Hoan Diễn xưa. Từ “Ngài” trong tiếng Việt được trang trọng dùng khi tiếp các nhân vật quan trọng, nổi tiếng nước ngoài, thì trong tiếng Nghệ là chỉ người, được dùng hàng ngày. Đoàn enh đi có mấy ngài? Trưa nay ăn cá náng (nướng) hay cá loọc (luộc)?
Tiếng Nghệ đã vào thơ ca của người Nghệ từ lâu.
Một bài thơ tương truyền của Nguyễn Công Trứ (1778 -1858) nghịch ngợm và tình tứ:
Tau (tao) ở nhà tau, tau nhớ mi (mày)
Nhớ mi nên mới bước chin (chân) đi
Không đi mi nói răng(sao) không đến
Đến thì mi nói đến mần (làm) chi
Mần chi tau đã mần chi được
Mần được thì tau đã mần đi.
Nhà thơ Nguyền Bùi Vợi (1933-2008) có bài thơ “Tiếng Nghệ” yêu thương khắc khoải:
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em...
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Nhà giáo Nguyễn Hùng Vỹ ở Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội đang “chơi” dịch thơ tiếng Việt sang tiếng Nghệ, ví như một bài dịch Đường thi:
Anh ở đầu sông Tương
Em ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không thấy nhau
Cùng uống nước sông Tương
chuyển qua “Nghệ ngữ” thành:
Mi ở đầu sôông Tương
Tau ở cuối sôông Tương
Nhớ chắc không thấy chắc
Cùng uống nác sôông Tương.
Có lẽ những người xứ Nghệ ở quê và xa quê đều đồng cảm tâm trạng của chàng trai trong bài thơ của Nguyên Bùi Vợi sau khi làm “phiên dịch” cho cô gái lần đầu về quê mình:
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.
Ngày xuân nói chuyên tiếng Nghệ không hẳn để nói một địa phương, vì trong đại gia đình tiếng Việt còn những sắc thái của tiếng Hà Nội, tiếng Sài Gòn, tiếng Huế, tiếng Ọuảng, tiếng Nam bộ..., mà cốt để nói tâm tình của những người con xa quê nhớ quê cho mọi vùng miền đất nước. Còn như tiếng Hà Tĩnh, tiếng Nghệ Tĩnh nói chung, thì lại phải nhờ nhà thơ Phạm Tiến Duật nói hộ cảm xúc của người nghe, “anh lặng người như trôi trong tiếng ru”.
(Theo Phạm Xuân Nguyên/ Tiền Phong)