CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.

CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.
NGƯỜI ĐƯA TIN K16 LÂM HỌC

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

VŨNG TÀU THÀNH PHỐ CỦA BIỂN DẦU.



 Thành phố Vũng Tàu - Hòn ngọc bên bờ Biển Đông.
    A/ Vũng tàu xưa


     Vũng Tàu trước kia vùng đất bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu, một cái tên thuần Việt.
     Đầu thế kỷ XVI trên bản đồ thế giới, Vũng Tàu có tên là: Cinco Chagas Veirdareiras (năm vết th­ương của chúa cứu thế ), sở dĩ họ gọi như­ vậy vì nơi đây có năm ngọn núi là núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa, núi Dinh, núi Thị Vải ngư­ời đi biển dễ nhận thấy từ ngoài xa, biểu t­ượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Các bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nha đều ghi Vũng Tàu là Cinco Chagas Veirdareiras.
    Sau này các nhà hàng hải Bồ đào nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (mũi đất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp.
    Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam. Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền.Theo sắc của vua Minh Mạng năm1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam.
    Một sự kiện lịch sử đáng nhớ về Vũng Tàu là : Ngày 10 tháng 02 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng (nay là Bạch Dinh ), cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây ban nha  do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lượcNam kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ.
    Một số hình ảnh Vũng Tàu xưa :

Đường Lý Thường Kiệt.


Bãi Dứa trước mặt Niết bàn tịnh xá.

Bạch Dinh thời Pháp.

Cầu Đá thủa xưa.

Khách sạn Grand thủa trước.


Chợ Vũng Tàu thời Pháp.


Vũng Tàu - 1930.
Đường ven Bãi Trước xưa.

Hải đăng Vũng Tàu thời Pháp.

Long Hải.


Bãi Sau - 1966

Bến Đình.
Vũng Tàu một thời kẽm gai.




Chợ Vũng Tàu xưa sau thành Chợ Cũ rồi thành công viên.

Bạch Dinh - 1968

Bãi Sau thủa trước.

Hòn Bà khi xưa.

Bạch Dinh - 1968

Bãi Trước xưa.


Chợ Vũng Tàu xưa sau này gọi là Chợ Cũ và bây giờ là công viên.

Sân vận động Lam Sơn.

Đường vòng núi xuồng Bãi Sau.

Nhìn từ Thích Ca Phật Đài về phía bắc.

Đường Phan Thanh Giản nay là Lý Tử Trọng.

Đường Trưng Nhị bên hông chợ Cũ - 1967.

Đường Trần Hưng Đạo xưa.

Ngã tư giếng nước xưa.

Nhà lớn Long Sơn.

Nhà lớn ông Trần.

Nhà lớn ông Trần

Nhà lớn ông Trần


Có lẽ là Bãi Trước.

Nữ sinh thủa ấy - Thời nào cũng đẹp.


Grand Hotel



Vũng Tàu - 1971
Ngài đã từng bị Pháp giam lỏng tại Bạch Dinh từ năm 1906 tới năm 1917 trước khi lưu đày Ngài sang đo Réunion...vì có ý chống lại người Pháp.

Vua Thành Thái ( Ngài đứng chống nạnh ) và các chức sắc  Vũng Tàu chụp tại Bạch Dinh.

Bạch Dinh.



     B/ Vũng Tàu ngày nay :
       1/Tổng quan.
     Vũng Tàu tiền thân là đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh.Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi.
    Ngày nay Vũng Tàu là thành phố thuộctỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Vũng Tàu từng là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ Bà Rịa-Vũng Tàu chuyên đến thành phố Bà Rịa.
    Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lich của miền Nam Việt Nam. Vũng Tàu là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
    Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tâycủa phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km. Đây là nơi có lẽ là duy nhất ở Việt Nam người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả lúc bình mình và lúc hoàng hôn.

   2/Một số hình ảnh Vũng Tàu ngày nay :
  Vũng tàu hôm nay  có các bạn cựu sinh viên k16 lâm học ĐHLN VN đang sinh sống và làm việc :

-Nguyễn Văn Hồng - Sở Tài nguyên - Môi trường.


Hoàng Thị Duyên.
   
Lê Thị Kim Hồng - Sở Nông Lâm Thuỷ lợi.
                                      - Nguyễn Thị Chắt ( chưa có hình )
                                      - Nguyễn Quang Phụ.( chưa có hình )

Đề nghị các bạn Vũng Tàu thấy có gì sai, xin chỉnh lý , thiếu bổ xung giùm - Cúi đầu cảm ơn !

Vũng tàu - Hòn ngọc ven bờ Biển Đông.

Đường Trần Phú.


Bãi Trước hôm nay.











Mình thích là người có nhà sống ở khu này cùa Vũng Tàu, thanh bach như thế cũng thấy mừng.




Bãi Trước hôm nay.

Vịnh Hàng Dừa Bãi Trước.


Tượng đài dầu khí tại giao lộ Nguyễn An Ninh - Thống Nhất ( Vũng Tàu )

Đi Vũng Tàu mà không đi ăn bánh khọt là một thiếu sót rất là lớn. Khu vực có nhiều quán bán bánh khọt nhất ở Vũng Tàu là ngã tư Hoàng Hoa Thám - Nguyễn Trường̣. ( gần nhà Lê Hồng ). Bánh khọt Vũng Tàu là một trong 12 món đặc sản Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á theo bộ tiêu chí " Giá trị  ẩm thực châu Á "


Lễ công bố 12 món đặc sản Việt Nam đạt giá trỉ ẩm thực châu Á trong đó có" Bánh khọt Vũng Tàu ".
 
Bánh khọt Vũng Tàu giữa lòng TP Hồ Chì Minh.
 
Quán "Nem nướng Nha Trang " số 5 ngõ 495, Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hai món tủ là Nem nướng Nha Trang vá Bánh Khọt Vũng Tàu. Gần nhà Thìn và nhiều bạn K16 lâm hoc.


Bánh khọt Vũng Tàu giữa lòng Hà Nội.

Bánh khọt Vũng Tàu giữa lòng Hà Nội.


Quán Bánh khọt 16A Hoàng Hoa Thám, nghe nói gia đình chủ quán rất vui vẻ hòa nhã.
 

 

 Bánh khọt Gốc Vú Sữa - 14 Nguyễn Trường Tộ, Phường 2, Vũng Tàu.

Năm 2010 Hoa hậu trái đất đến tham quan tại quán bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu..



Vũng Tàu thành phố tôi yêu về đêm xấu lém, xin xem thử :






Em ơi ! Vũng Tàu về đêm thật tuyệt vời.






Vũng Tàu hoàng hôn.











Đương Thuỳ Vân - Vũng Tàu.

Bản đồ TP Vũng Tàu.



Bãi Sau.



Tầu contener trọng tải lớn cập cảng Vũng Tàu.


Bãi tắm náo nhiệt mùa du lịch.



Chiều công viên Bãi Trước.

Chợ Cũ nay là công viên.

TP Vũng Tàu - Hòn ngọc bên bờ Biển Đông.
Chỉ có ở Vũng Tàu.

Chỉ có ở Vũng Tàu.


Lễ khánh thành cầu Chà Và.

Cầu Chà Và thuộc dự án Đường và cầu từ đảo Gò Găng sang đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu 

Chùa Đại Tòng Lâm, tên đầy đủ là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự

Cổng Thiền viện Chơn Không.

 Mặt tiền Thiền viện Chơn Không.

Thiền viện Chơn Không.

Xanh - Sạch - Đẹp - Hiện đại

Grand Hotel

Đông vui ngày nghỉ lễ.

Vũng Tàu chủ nhật.

Bến tầu cánh ngầm đi TP Hồ Chí Minh.

Gian2 khoan dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu.

Chuẩn bị lắp đắt giàn khoan dầu khí ngoài biển khơi.

Đai học Vũng Tàu.

Đường Thuỳ Vân.
Nhà thi đấu TDTT  tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trước cửa nhà Hồng Duyên - Cựu SV K16 lâm học ĐHLN VN )

Đường Nguyễn An Ninh -( nhà của Hồng Duyên ở đường này.)


Con đường lớn ven biển Bãi Trước.
Hòn Bà ,

Hòn Bà khi chưa có chùa.

Đường Hoàng Hoa Thám - Nhà  Lê Hồng gần đây sao tìm mãi không thấy.Nghe nói ở đây đồ ăn bán rất rẻ lại ngon.
Đình thần Thắng Tam TP Vũng Tàu.
 Cổng Đình thần Thắng Tam TP Vũng Tàu.
Người đẹp Vũng Tàu.

Người đẹp Vũng Tàu.

Nhà Lê Thị Kim Hồng 111/14 Hoàng Hoa Thám P/ Thắng Tam TP Vũng Tàu ( Cựu SV K16 lâm học ĐHLN VN ) – người trong hình là vợ chông Nguyễn Thị Ninh (Cựu SV K16 lâm học ĐHLN VN )

Đường Hoàng Hoa Thám - Nhà  Lê Hồng gần đây sao tìm mãi không thấy.

  
Giàn khoan dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu.

Trên núi Tao Phùng.

Siêu thị.


Rex Hotel


Đường Hạ Long - Vũng Tàu

Rực rỡ cờ hoa ngày lễ.

Lễ bàn giao giàn khoan tự nâng Tam Đảo 3.

Nhà thờ Chánh Toà Vũng Tàu.



Trung tâm văn hoá Vũng Tàu.
       Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghỉ mát mà thiên nhiên đã ban tặng như:
       Bãi Sau: Nằm phía Nam Vũng Tàu, còn có tên là Thùy Vân hay còn  có tên là Thùy Dương, chạy dài gần 10 km. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, bãi cát dài phẳng.
Bãi Trước: Còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều, Bãi Trước có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển và giống như một vịnh nhỏ ít sóng và có hình vòng cung khá đẹp;
  • Bãi Dâu: Còn gọi là bãi Phương Thảo, dài 3 km, thơ mộng và tĩnh mịch;
  • Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn.
  • Bãi tắm Long Hải.
·                    Tượng Chúa Ki tô Vua trên đỉnh núi Nhỏ, được xây năm 1974 là một địa điểm tôn giáo, thuộc Giáo phận Bà rịa do giáo xứ Vũng Tàu quản lý. Công trình bị gián đoạn một thời gian sau đó dươc sự ủy quyền của Đức Giám mục Xuân lộc , linh mục Phê rô Trần Văn Huyên chánh xứ Vũng Tàu cùng với bà con giáo dân khắp mọi nơi đã tham gia tái thiết công trình. Đến năm 1994 công trình hoàn thành và chính thức đón tiếp mọi du khách, đây cũng là một trong những địa điểm được du khách tham quan nhiều nhất. Tượng Chúa Kitô Vua ở Vũng Tàu (Việt Nam) cao 32 m. 
        Bạch dinh là địa điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình tham quan thành phố biển Vũng Tàu.
         Nơi đây, ban đầu chỉ là một đài phong hỏa do chúa Nguyễn Ánh xây dựng vào năm 1788 nhằm để bảo vệ cửa biển Vũng Tàu. Tháng 7/1839, vua Minh Mệnh đã cho xây dựng lại đài phong hỏa thành một pháo đài với qui mô lớn và kiên cố hơn đó là Pháo đài Phước Thắng để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Ngày 10 tháng 02 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng (nay là Bạch Dinh ), cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây ban nha  do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ.

           Sau khi chiếm được quyền cai trị Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp đã cho san phẳng pháo đài Phước Thắng để xây dựng một dinh thự dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.Chính Toàn quyền Paul Doumer đặt tên cho dinh thự này là Villa Blanche, ( theo tên của vợ ông là bà Blanche Richel Doumer, có người nói là tên con gái  ) Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm 1902 mới hoàn thành. Do màu sơn trắng bên ngoài cũng như tên gọi Villa Blanche ( Biệt thự màu trắng ) nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.

Bạch Dinh thời Pháp.

Bạch Dinh - 1968


    
Bạch Dinh - 1968
         Từ tháng 9 năm 1907, nơi này được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại đây trong gần 10 năm. Dân địa phương kính trọng ông, nên còn gọi Bạch Dinh là Dinh ông Thượng. 

Vua Thành Thái ( Ngài đứng chống nạnh ) và các chức sắc Vũng Tàu thủa xưa chụp tại Bạch Dinh.


Vua Thành Thái trong lúc bị đày bên đảo Réunion.

Vua Thành Thái trong triều phục.

          Năm 1916, cựu hoàng Thành Thái cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đưa đi đày ra đảo Reunion. Bạch Dinh được sử dụng trở lại là nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. 
       Năm 1934, Bạch Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương.


Vua Bảo Đại mặc triều phục.

Vua Bảo Đại mặc âu phục.

Đám cưới Bảo Đại - Nam Phương hoàng hậu tại Pháp năm 1935, là thời gian Pháp nhượng lại Bạch Dinh cho triều đình Huế dùng làm nơi nghỉ mát cho Vua Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương.
        Những năm sau đó, dinh luôn được dùng làm nơi nghỉ mát của nguyên thủ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền miền Nam Việt Nam.
         Sau năm 1975, có thời gian dinh không được sử dụng vào mục đích cụ thể nào trước khi chính thức được chuyển thành một địa điểm du lịch. Ngày 04 tháng 08 năm 1992, Bạch Dinh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
          Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, nằm ở vị trí cao 27m so với mực nước biển. Dinh có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây Sứ.Có hai lối lên Bạch Dinh. Một lối uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một lối đi bộ qua 146 bậc dáng cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh cao 19m, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19. Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải định năm 1921, cặp ngà voi Châu Phi dài 170cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc - Lộc - Thọ. Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của toà nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký hoạ chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ và kỳ diệu.
         Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm sứ thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau – Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm.


Súng thần công trưng bày trong khu Bạch Dinh..

Pháo đài xưa của Pháp xây dựng gần Bạch Dinh ( Không phải là súng thần công đâu nha )

Súng thần công trưng bày trong khu Bạch Dinh.
Súng thần công trưng bày trong khu Bạch Dinh.

Súng thần công trưng bày trong khu Bạch Dinh.

Nội thất Bạch Dinh.


Nội thất Bạch Dinh.

Bạch Dinh.

Nội thất Bạch Dinh.
           Núi Nhỏ là một trong hai ngọn núi tại thành phố Vũng Tàu, nằm sát biển. Dưới chân núi là con đường ven biển Hạ Long được công nhận là con đường đẹp nhất Việt Nam với nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Trên núi có ngọn Hải đăng Vũng Tàu và tượng Chúa Ki tô Vua.
  Núi Lớn là một trong hai ngọn núi đẹp của thành phố biển. Trên núi này có Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài, trên núi có khu du lịch Hồ Mây, có cáp treo đưa khách từ chân núi lên đỉnh núi. Xung quanh núi có con đường ven biển Trần Phú bao quanh dọc theo các bãi biển đẹp.
   

Tượng Đức Chúa Ki tô trên đỉnh núi Nhỏ.


Tượng Đức Mẹ trên núi Lớn.
Cảng dầu khí Vietsovpetro Vũng Tàu.
Đường Trần Phú.

Đường Hạ Long - Vũng Tàu được xem là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam  Xanh - Sạch - Đẹp - Hiện đại với nhiều nhà hàng - quán cà phê - khách sạn sang trọng hướng ra biển.

Đường Hạ Long - Vũng Tàu

Đường Hạ Long - Vũng Tàu






Bến tàu cánh ngầm

Nhà ga bến tàu cánh ngầm.





Vũng Tàu tình yêu của tôi.





Du khách từ bất kì hướng nào tiến về Rio de Janeiro đều có thể  nhìn thấy bóng dáng Chúa dang tay đón chào.
Các bn th so sánh tượng Đc Chúa Ki tô trên đnh núi Nh vói tượng Đc Chúa Cu Thế Rio de Janeiro Braxin.
Tượng Đức Chúa Ki tô trên đỉnh núi Nhỏ.

Tượng Đức Chúa Ki tô trên đỉnh núi Nhỏ


Hải đăng Vũng Tàu.

Hải đăng Vũng Tàu.

Tượng Đức Chúa Ki tô trên đỉnh núi Nhỏ



Tượng Đức Phật Thích Ca trên sườn núi Lớn.



Tượng Đức Phật Thích Ca trên sườn núi Lớn.

Tượng Đức Phật Thích Ca trên sườn núi Lớn.

Hải đăng Vũng Tàu.




Bậc thang xoắn  ốc lên đỉnh trong lòng Tượng Đức Chúa Ki tô trên đỉnh núi Nhỏ.

Tượng Đức Phật Thích Ca trên sườn núi Lớn.

Mũi Nghinh Phong và Hòn Bà xưa.
Toàn cảnh mũi Nghinh Phong và Hòn Bà chụp từ tượng Chúa Kito trên Núi Nhỏ hôm nay.

Các mỹ nhân thi Hoa hậu Quý Bà quốc tế tới thăm Bạch Dinh.

Khu du lịch Hồ Mây và cáp treo Vũng Tàu trên đỉnh núi Lớn :


Rừng Bằng Lăng trồng mới.

Rừng thông Caribe trên núi Lớn.

Thuyền cướp biển.

Khu nuôi chim Công.

Khu nuôi hươu nai.

Khu nuôi ngựa phục vụ du khách.

Khu nuôi Đà điểu.

Vườn Phong Lan.

Xe ngựa xưa đưa đón du khách.

Xe trượt dốc.

Xe đua thể thức 1 (F1 )

Cáp treo Vũng Tàu.

Cáp treo Vũng Tàu.

Nhà ga cáp treo Vũng Tàu.
Khu du lịch sinh thái Hồ Mây trên núi Lớn.

Cà phê trên đỉnh núi.


Đà Lạt giữa lòng thành phố Vũng Tàu.


Xe trượt dốc

Vườn hoa Anh Đào Nhật Bản giữa Vũng Tàu.

Thác Hồ Mây.

Đi dạo trong rừng nguyên sinh Vũng Tàu.

Đạp vịt trong Hồ Mây.
Đua thuyền trên đỉnh núi.

Đạp xe dã ngoại trên núi Lớn.
 Ngắm nhìn thành phố Vũng Tàu từ đỉnh núi.









Đêm 7/11/2009, 65 thí sinh Hoa hậu Quý bà Thế giới ra mắt khán giả thành phố biển Vũng Tàu trong đêm khai mạc tại khách sạn Imperial.


Ca sĩ Quang Linh và Hồ Quỳnh Hương cùng hát “We are the world” với các người đẹp Quý bà trên sân khấu.

Các người đẹp Quý bà bỗng thoắt tươi tắn, trẻ trung như tuổi mười tám, đôi mươi trên bãi biển Vũng Tàu.


Các người đẹp Quý bà thích thú vỗ tay tán thưởng những tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc 3 miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam.


Các người đẹp Quý bà đến từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tụ hội về Vũng Tàu để tranh tài trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới.


   Á hậu 2 Quý bà Việt Nam Hoàng Thị Yến giới thiệu ngắn gọn về mình. Chị cho biết đã sụt mất 2 kg trong quá trình luyện tập cho cuộc thi. Chồng của Á hậu đã có mặt tại Vũng Tàu để ủng hộ vợ.

Các thí sinh Hoa hậu Quý bà Thế giới trong tà áo dài truyền thống Việt Nam.


Người đẹp Quý bà Australia với nụ cười rạng rỡ khi được hỏi về cảm xúc khi lần đầu tiên đến Việt Nam. Cô cho biết, cô luôn tự hào khi quê hương mình có nhiều hải sản ngon nhưng thật bất ngờ khi đồ ăn ở Vũng Tàu cũng ngon không kém.


Người đẹp Quý bà Ba Lan cho biết, lần đầu tiên đến Việt Nam, chị rất xúc động với sự mến khách và cởi mở của người Việt. 

Thí sinh Quý bà Nguyễn Thu Hà (Người đẹp Vũng Tàu ) trong đêm khai mạc.

Người đẹp Quý bà Indonesia trong ngày khai mạc.

Dáng người cao ráo, gương mặt đẹp thánh thiện,Quý bà Victoria Radochinskaya của nước Nga vượt lên 76 đại diện khắp thế giới, giành danh hiệu Mrs. World 2009.

Hoa hậu Quý bà Victoria Radochinskaya của nước Nga trong bộ đầm đỏ rực rở.


 Từ trái qua Á hậu Quý bà Andrea Robertson HoaKỳ , Hoa hậu Quý bà Victoria Radochinskaya của nước Nga. Quý bà VN Hoàng Thị Yến đoạt ngôi Á hậu 2.