CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.

CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.
NGƯỜI ĐƯA TIN K16 LÂM HỌC

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

CỰC ĐÔNG. - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI - Phần 4 .


A/Điểm cực Đông và điểm được coi là nhân ánh mặt trời bình minh đầu tiên trên đất liền của Việt Nam.
Hải đăng Mũi Điện nơi nhân ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền.

      Điểm cực Đông và điểm được coi là nhân ánh mặt trời bình minh đầu tiên trên đất liền của Việt Nam vẫn là đề tài tranh cãi trên các diễn đàn du lịch, hai địa danh được xem xét là Mũi Điện ở Phú Yên và Mũi Đôi ở Khánh Hòa.Vấn đề này đến giờ cũng chưa có bất cứ cơ quan, đoàn thể nào của nhà nước đứng ra quan trắc và khẳng định.

Hãy so sánh Mũi Điện phía trên, Mũi Đôi phía dưới.
Hãy so sánh Mũi Điện phía trên, Mũi Đôi phía dưới.
Hãy so sánh Mũi Điện phía trên, Mũi Đôi phía dưới.

 Mũi Điện thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; nằm ở tọa độ địa lý 12°53'48” vĩ độ Bắc và 109°27’28″ kinh độ Đông.


Ngọn Hải đăng tại mũi Đại Lãnh - xã Hòa Tâm - huyện Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên. Được coi là điểm cực Đông của Việt Nam,được coi là nơi bình minh đến sớm, được đón tia nắng mặt trời đầu tiên trên trên đất liền Việt Nam.

    Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tại toạ độ 12°38'94B 109°27’39″ kinh độ Đông.


Bình minh ở cực đông Bán đảo Mũi Đôi , vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh hòa..


Cực đông Bán đảo Mũi Đôi , vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh hòa..

Cực đông Bán đảo Mũi Đôi , vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh hòa..

    Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, và do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện ra, vì thế, trước đây, người ta gọi đó là Cap Varella. Điểm đặc biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn núi, lại giống một hòn đảo vì có một suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền, nhưng thực chất nó lại là đất liền... Mũi Đôi thuộc Khánh Hòa nằm xa về phía Đông hơn nhưng thấp hơn, còn Hải đăng Đại Lãnh tụt vào 1 chút nhưng cao hơn nhiều do vậy nhiều người
từ thời Pháp đến nay đều công nhận Mũi Điện (mũi ĐẠI LÃNH) là điểm đón ánh nắng đầu tiên trên đất nước Việt Nam. Có lẽ chính vì thế ở đây mới có ngọn hải đăng lớn. Tuy nhiên xét về mặt tọa độ địa lý cực Đông trên đất liền thì Mũi Đôi Khánh Hòa là điểm vươn xa nhất về phía Đông trên đất liền của Việt Nam có lẽ hợp lý hơn.

B/Điểm cực Đông của Việt Nam trên biển.

Điểm cực Đông trên biển của Việt Nam là hai quần đảo: Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng và Trường Sa thuộc Khánh Hòa Việt Nam.

1- Quần đảo Hoàng Sa


     Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm trong khoảng vĩ độ 15°45 đến 17°15 Bắc; kinh độ 111° đến 113° Đông, án ngữ ngang cửa Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) Quảng Ngãi khoảng120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Quần đảo gồm trên 30 hòn đảo, đá cồn, san hô, bãi cát nằm rải trên một vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắcxuống Nam khoảng 85 hải lý, chiếm một diện tích khoảng 15.000 km2.

Bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước 1975.
Bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước 1975.

Bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước 1975.

Bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước 1975.
Sân thượng ty khí tượng của Việt Nam tại đảo Hoàng Sa (Pattle Island, Shanhu Dao) (chụp năm 1969).

Trạm Khí tượng Thủy văn Việt Nam trên đảo Hoàng Sa trước 1975.
     Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm:
    Nhóm Phía Đông gồm khoảng 8 hòn đảo nhỏ và một số mỏm đá san hô mới nhô lên khỏi mặt nước. Lớn nhất là đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn rộng trên dưới 1,5 km2, có nhiều cây cối, xung quanh, có những bãi san hô và bãi cát ngầm. Một số đảo khác như đảo Cây, đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam... có diện tích từ 0,4km2 trở xuống, nhiều đảo có bờ cát trắng hoặc bãi san hô viền quanh.

     Nhóm Phía Tây gồm khoảng 15 hòn đảo nhỏ. Các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Én, Tri Tôn... diện tích khoảng từ 0,5 km2 trở xuống và cao hơn mặt nước từ 4 m đến 6 m.
Trong quần đảo Hoàng Sa, đảo Linh Côn nằm ở ngoài cùng về phía Đông và đảo Tri Tôn nằm ngoài cùng về phía Nam. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo khoảng 10km2. Ngoài các đảo, còn có những cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng nước tạo thành một đầm nước giữa biển khơi. Có cồn dài tới 30 km, rộng 10 km như cồn Cát Vàng.
     Ở phía Đông đảo Hoàng Sa, có một cầu tàu bằng đá và bê tông dài khoảng 180 mét, do một công ty Nhật Bản được nhà cầm quyền Pháp trước đây cho phép khai thác phân chim xây dựng, nay vẫn còn nguyên dấu tích. Trên đảo Hoàng Sa còn có một trạm khí tượng được xây dựng và hoạt động từ năm 1938, đến năm 1947 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công nhận và đặt số hiệu 48860 trong mạng lưới khí tượng quốc tế.
    Quần đảo Hoàng Sa không có mùa đông lạnh giá, mà mùa hè nóng nực, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng 1 là 23°, cao nhất trong tháng 7 là 28°. Thời tiết, có thể chia làm hai mùa. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6 mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1170 mm. Từ tháng 6 đến tháng 8, bão thường xuyên đi qua quần đảo này.
     Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng. Có đảo cây cối um tùm, nhưng có đảo chỉ có các bụi cây nhỏ và cỏ dại. Thực vật phần lớn thuộc các loài có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam. Nhiều triều Vua trước đây của Việt Nam đã ra lệnh đem các loại cây ra trồng trên các đảo để thuyền bè qua lại dễ nhận, tránh khỏi tai nạn.
Trên các đảo có nguồn phốt phát vôi do phân chim tích tụ từ lâu đời bị phong hóa. Qua khảo sát các nhà địa chất Pháp ước tính trữ lượng khoảng gần 10 triệu tấn. Đây là nguồn phân bón có giá trị lớn.
Hải sản ở Hoàng Sa, có nhiều loài quý như tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi v.v. và một loại rau câu quý hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc tế.
2. Quần đảo Trường Sa

Vị trí quần đảo Trường Sa Việt Nam.
Lược đồ quần đảo Trường Sa Việt Nam.

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam nằm trong khoảng vĩ độ 6° 30’ đến 12° 00’ Bắc; kinh độ 111° 30' đến 117° 30' Đông, gồm khoảng hơn một trăm hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô, nằm rải trên một vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng gần 350 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng hơn 360 hải lý, chiếm một diện tích biển khoảng từ 160.000 đến 180 000km2. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hoà) khoảng 250 hải lý, cách hòn đảo ở gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhất cũng khoảng trên 600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý.


Hải đăng đảo Tiên Nữ - QĐ Trường Sa Việt Nam.
Đảo Tiên Nữ - QĐ Trường Sa Việt Nam
Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước từ 3 đến 5 mét. Lớn nhất là đảo Ba Bình rộng khoảng 0,6 km2, sau đó là các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Sinh Tồn, Vĩnh Viễn, An Bang v.v. Ngoài ra còn nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài. 
Đảo Cô Lin sừng sững giữa ngàn khơi.

 Các đảo ở đây cũng có vành đá san hô ngầm, rộng hàng trăm mét, che chở cho đảo khỏi bị sóng đánh tràn lên. Có những vành đai san hô bao quanh dài, rộng hàng chục ki lô mét như đảo Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lớn. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa khoảng 10 km2 tương đương với quần đảo Hoàng Sa, nhưng quần đảo Trường Sa trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn 10 lần quần đảo Hoàng Sa.
Đảo Len Đao tháng 4 - 2011.
Trên đảo Trường Sa và đảo Song Tử Tây có đài khí tượng ngày đêm theo dõi và thông báo các số liệu về thời tiết ở vùng biển này cho mạng lưới quan trắc khí tượng thế giới và trên một số đảo có đèn biển của Tổng công ty bảo đảm Hàng hải Việt Nam như đảo Song Tử Tây, An Bang, Đá Tây.
Chào ngày mới và đổi gác của các chiến sỹ hải quân Việt Nam.
Chào ngày mới và đổi gác của các chiến sỹ hải quân Việt Nam.

Chất đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dầy từ 5 đến 10 cm. Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa, đảo Song Tử Đông. Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như cây phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo cỏ dại.


Hoa Bàng vuông một loài cây đặc hữu của QĐ Trường Sa Việt Nam.

Các quý khách của lính đảo chia nhau quả bàng vuông làm kỷ niệm chuyến thăm QĐ Trường Sa  Việt Nam.
 Hoa Bàng vuông một loài cây đặc hữu của QĐ Trường Sa Việt Nam.

Các quý khách của lính đảo chia nhau quả bàng vuông làm kỷ niệm chuyến thăm QĐ Trường Sa  Việt Nam.
Bàng vuông một loài cây đặc hữu của QĐ Trường Sa Việt Nam.
Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất phong phú, có nhiều loại cá tập trung với mật độ cao, đặc biệt có loại vích là động vật quý hiếm, cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao.
     Khí hậu, thời tiết ở vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt lớn với các vùng ven bờ. Mùa hè mát hơn và mùa đông ấm hơn. Một số hiện tượng thời tiết cũng diễn biến khác với trong đất liền.


Chào cờ tổ quốc Việt Nam.
Đài tưởng niệm các liệt sỹ trên đảo Trường Sa Việt Nam.

Bảo trì pin mặt trời trên QĐ Trường Sa Việt Nam
Chùa trên QĐ Trường Sa Việt Nam.

Dân trên QĐ Trường Sa Việt Nam.
Nhà giàn của hải quân Việt Nam trên QĐ Trường Sa Việt Nam.
 Trồng cây trên QĐ Trường Sa Việt Nam. 
     Hàng năm ở quần đảo Trường Sa có tới 131 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, phân phối không đồng đều trong các tháng. Có thể chia ra làm 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm rất lớn vào khoảng hơn 2500 mm. Hiện tượng dông trên vùng biển quần đảo này rất phổ biển, có thể nói quanh năm, tháng nào cũng có dông và là nơi thường có bão lớn đi qua, tập trung vào các tháng mùa mưa.

3/Triển lãm về bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo  Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa


    Triển lãm Bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” đã khai mạc sáng ngày 09-07/2013 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội.
     Cuộc triển lãm lần này có sự mở rộng về nội dung, chú giải đầy đủ hơn, đặc biệt là có phần chú giải bằng tiếng Anh và tiếng Trung, nhằm cung cấp các nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hệ thống và chuẩn xác, góp phần nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mọi người dân, đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
     Gần 150 bản đồ, tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế, là bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bản đồ của tỉnh Quảng Đông (do Trung Quốc tái bản năm 1933) phần cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Triển lãm gồm nhiều nhóm tư liệu chính: Phiên bản các văn bản triều đình phong kiến Việt Nam; tập bản đồ; 3 cuốn atlas; một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm khác.
Bản quốc địa đồ trong sách Khải đồng thuyết ước khắc in dưới triều Tự Đức có thể hiện địa danh Hoàng Sa (Bãi Hoàng Sa) bằng chữ Hán.
Trong đó, phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX.
 Bản đồ các nguồn nhiên liệu và năng lượng xuất bản tại Mỹ năm 1975 thể hiện phần lãnh thổ cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay.



Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

CỰC TÂY - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI - Phần 3 .



ĐIỂM CỰC TÂY CỦA VIỆT  NAM TRÊN ĐẤT LIÊN – A Pa Chai –  Điện Biên.

Cột mốc số 0 - cột mốc  ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc.
Điểm cực tây trên đất liền của Việt Nam nằm ở A Pa Chải – bảnTá Miếu (thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (ngã ba biên giới Việt-Trung-Lào) Nằm ở toạ độ 22 độ 26 phút vĩ độ Bắc và 103 độ 01 phút kinh độ Đông. 
Bản đồ vệ tinh khu vực cực Tây của Việt Nam
 

Bản đồ vệ khu vực cực Tây của Việt Nam.
Cảnh quan vùng  biên cương cực Tây - Việt Nam.
           Ngã 3 biên giới A Pa Chải là địa danh miền núi xa nhất phía Tây Bắc đất nước, nơi có cột mốc số 0, phân chia danh giới giữa 3 nước Việt Nam-Trung Quốc-Lào. Nơi được mệnh danh “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe”, có cửa khẩu A Pa Chải. Địa bàn tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc, đường đi lại khó khăn, Tá Miếu (bản của người Hà Nhì) là bản cuối cùng của Cực Tây - Việt Nam. Cột mốc số 0 nằm trên đỉnh núi Khoang La San cao 1864m xây bằng đá hoa cương trên đài bát giác có 3 mặt với quốc huy của 3 nước : Việt Nam – Trung Quốc- Lào.   Để đi lên cực Tây của tổ quốc Việt Nam - Mốc số 0 - A Pa Chải thuận tiện bạn cần xin giấy phép của Bộ chỉ huy Biên Phòng Tỉnh Điện Biên. Để xin được giấy phép bạn cần có giấy giới thiệu của đơn vị công tác. Nếu đủ giấy tờ thì thủ tục cấp giấy phép khá nhanh, khoảng 2g là xong .Sau đó bạn cần xin phép đồn biên phòng 317, đồn biên phòng cuối cùng của Cực Tây.Tiếp đó muốn lên mốc số 0 bạn sẽ phải leo núi khoảng 4 tiếng đồng hồ. xuống núi mất khoảng 1,5 tiếng.

Các bạn trẻ trẻ Việt Nam trên đường chinh phục cực Tây của tổ quốc Việt Nam.
Chiến mã của nhà báo trên đường chinh phục điểm cực Tây - Việt Nam.

Các bạn trẻ trê Việt Nam trên đường chinh phục cực Tây của tổ quốc Việt Nam.
Các chiến sỹ biên phòng đồn 317.
Cảnh quan vùng  biên cương cực Tây - Việt Nam.
Trên đường chinh phục cực Tây của tổ quốc Việt Nam

Cảnh quan vùng  biên cương cực Tây - Việt Nam.
Trên đường chinh phục cực Tây của tổ quốc Việt Nam
Trên đường chinh phục cực Tây của tổ quốc Việt Nam

Tổ quốc ơi ! Ta mãi yêu người !
Cột mốc số 0 - cột mốc  ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc.
Cô gái Hà Nhì nợi cực Tây tổ quốc Việt Nam.

Pờ Lụ Xì Mé là cô gái Hà Nhì đầu tiên rời ngã ba biên giới cực tây của Tổ quốc để bước chân vào đại học, qua bao gian lao đi tìm cái chữ.
Đồng bào dân tộc Hà Nhì - vùng cực Tây Việt Nam.
Cảnh quan vùng  biên cương cực Tây - Việt Nam.

Cảnh quan vùng  biên cương cực Tây - Việt Nam.

Trên đường tới cột mốc số 0.
Tuần tra biên giới.

Các em bé dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải - miền cực Tây Việt Nam.

Niềm vui khi chinh phục được cột mốc số 0 - cột mốc ngã 3 biên giới nơi mà tiếng reo vui vang cả 3 nước Việt - Lào - Trung.

Đồn biên phòng 317 nơi biên cương cực Tây - Việt Nam.