CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.

CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.
NGƯỜI ĐƯA TIN K16 LÂM HỌC

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

CỰC BẮC - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI - Phần 1 .


CỰC BẮC VIỆT NAM : CỘT CỜ QUỐC GIA LŨNG CÚ VÀ CỘT MỐC BIÊN GIỚI 428. 

  1/CỘT CỜ QUỐC GIA LŨNG CÚ - HÀ GIANG.


 Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.Đó là điểm sát cực Bắc của Tổ quốc Việt Nam có  tọa độ : Vĩ độ: 23°22'B - Kinh độ: 105°20'20"Đ  Đây là một điểm gần sát đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc.

Cột cờ xây dựng năm 2002
     Cột cờ Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn . Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Namcó có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.
Cột cờ xây dựng năm 2010.

Cột cờ đang xây dựng năm 2010.
   Cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010.Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. 

Cột cờ xây dựng năm 2010.

Cột cờ xây dựng năm 2010.
Cột cờ xây dựng năm 2010.
Thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh. Trên đỉnh cột là quốc kỳ Việt Nam với cán cờ cao 12,9m và lá cờ, cũng tương tự như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m2.Đường lên đỉnh núi có cột cờ cũng được xây dựng lại với 839 bậc đá lên theo lối cũ và đồng thời xây một lối đi mới cũng có số lượng bậc là 839 đi xuống. Dưới chân cột là nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang.

Cột cờ xây dựng năm 2010.
    Hiện nay tại đồn biên phòng Lũng Cú có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên Cột cờ Lũng Cú này và hầu như cứ khoảng 1 tuần hoặc lâu nhất là 10 ngày cờ lại phải được thay mới, do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ hư hỏng. Theo cán bộ của trạm, lúc nào trong trạm cũng có hàng chục lá cờ lớn cỡ 54m2 để dự phòng.

2/CỘT  MỐC BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG - 428

Cột cờ Lũng Cú (huyện Đồng Văn, Hà Giang)xưa nay vẫn được coi là điểm cực bắc của Tổ quốc. Tuy nhiên theo một số nguồn đáng tin cậy : cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3 - 4km về phía bắc, cột mốc 428 mới chính là điểm đánh dấu phần lãnh thổ đất liền Việt Nam vươn về phía bắc xa nhất. Đây chính là cột mốc địa đầu cực Bắc và là nơi dòng sông Nho Quế bắt đầu chảy vào đất Việt Nam. Con đường xuống cột mốc 428 sát mép sông Nho Quế gần như dốc đứng. Đấy là đường ra với mỏm đất cực bắc của tổ quốc Việt Nam.



Mỏm đất cực bắc của tổ quốc Việt Nam.
Mỏm đất cực bắc của tổ quốc Việt Nam.
Sông Nho Quế.
3/ VÀI CẢNH QUAN VÙNG CỰC BẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM.


Cột cờ quốc gia Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang.
Sông Nho Quế.
Đường lên cực Bắc Việt Nam.
Đường lên cực Bắc Việt Nam.

Nhìn từ cột cờ quốc gia Lũng Cú .
Cột cờ quốc gia Lũng Cú.
Cảnh quan cực Bắc Việt Nam.

Đường lên cực Bắc Việt Nam.

Cảnh quan và đường lên cực Bắc Việt Nam.

Cảnh quan và đường lên cực Bắc Việt Nam.


Sông Nho Quế.
Sông Nho Quế.
Cô gái Hà Giang.
Các cô gái Hà Giang.
Cành hoa mận vương vấn bên vách  đá.
Núi non trùng điệp trên đường đến Lũng Cú - cực bắc Tổ quốc.
Khói lam chiều miền sơn cước.
Mùa xuân, hoa cải rực vàng trên công viên đá  Đồng Văn Hà Giang
Hoa Đào, hoa  Mận đua chen trong sương sớm.
Núi đôi quản bạ




Người ta e ấp đậy che
Núi Đôi đỏng đảnh đem khoe ngực trần!



Đôi gò bồng đảo khỏa thân
Mặc bao cơn gió ái ân, ỡm ờ.


Căng tròn, ngồn ngộn làm chi
Để cho nhức mắt kẻ đi, người về.








1 nhận xét:

  1. Ninh và Bé đã đưa tôi tới nơi này. Thực sự là chỉ mới tới gần cột cờ. Cảm nhận khi nhìn thấy cột cờ, thấy cờ bay phần phật trên nền trời xám bạc một chiều muộn mùa Thu năm ấy thực sự rất khác lạ..và.. hơi sợ.. còn nhớ tới bây giờ. Lý do quay về khi chỉ cách chân cột cờ mấy trăm mét có thể rất đơn giản nhưng không dễ diễn giải. Chiều muộn trên lưng chừng Trời, quay về (Trần gian)thôi. Đoàn 05 người nhất loạt đồng ý và nín thở xe quay đầu...Cảm ơn Quê lụa đã sưu tầm và đăng tải lên blogk16 những hình ảnh Cột cờ Lũng Cú. Nơi có một kỷ niệm bạn bè k16 dành cho tôi. Nơi không còn được trở lại nữa. Nơi mà không phải ai muốn cũng có thể đến được. Xa xôi lắm, thảng thốt lắm, cứ như đi mãi lưng núi lên lưng trời vậy

    Trả lờiXóa