Hủ hóa là từ rất đặc trưng của thời
bao cấp, dành để chỉ quan hệ nam nữ không chính đáng. Bây giờ chúng ta thường
nghĩ, chỉ làm“chuyện ấy” với vợ/chồng người khác, hay làm “chuyện ấy” với hình thức mua
– bán dâm và các trường hợp bị cấm bởi đạo đức, pháp luật mới là không chính
đáng. Còn thời đó, dù có yêu nhau và tự nguyện hiến dâng, dù cả hai là trai
chưa vợ gái chưa chồng mà dám “trao thân” thì cũng được coi là hủ hóa. Hủ hóa là một tội
lớn, bị xử lý rất nặng.“Đến yêu nhau còn phải báo cáo tổ chức nữa là… Mà báo
cáo nghĩa là tổ chức cho phép anh chị tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân. Chừng
nào chưa cưới mà dám làm chuyện "trên bộc trong dâu" thì đó là sa đọa về đạo đức,
tội rất nặng.
Ông Tuyên, 75 tuổi, cán bộ ngành
thuế về hưu, nói.“Tôi đã mấy lần tham dự cuộc họp xử lý cán bộ hủ hóa. Kiểm
điểm lên kiểm điểm xuống, hết bị "đấu tố" thì nhận "án" hạ lương, đợt tăng
lương sau cũng không được xét. Ai có tí chức tước thì không mất chức cũng hạ
bậc, ai đảng viên thì bị khai trừ, nói chung là thân bại danh liệt".“Gần nhà tôi có một ông, trước làm
phó giám đốc một công ty quan trọng lắm. Ông này được cho là có tài và năng nổ.
Ai cũng bảo khi giám đốc thăng chức chuyển đi thì thể nào ông cũng được thế vào
đấy. Nhưng khi cái ghế đó sắp lọt vào tay thì ông bị bắt quả tang hủ hóa với
một nhân viên. Thế là ông ấy bị điều đi nơi khác ngay, làm phó phòng quèn”.
Con người bình thường luôn có nhu cầu tình dục, luôn có một số người ham của lạ và có máu ngoại tình, luôn có kẻ sẵn sàng làm liều, hoặc nghĩ mình có đủ khôn khéo và quyền lực để che mắt thế gian.Từ ngàn xưa vốn đã như vậy, từ nay về sau có lẽ cũng như vậy. Thế nên dù có khắt khe đến đâu, các vụ được gọi là "hủ hóa" vẫn tồn tại. Thậm chí nếu không có, nhiều khi người ta cũng cố làm cho thành có.Trước mỗi đợt bình xét hay sắp đến kỳ thăng cấp, bổ nhiệm, rất hay có chuyện các nhân vật tiềm năng bị tố cáo tội hủ hóa.
Con người bình thường luôn có nhu cầu tình dục, luôn có một số người ham của lạ và có máu ngoại tình, luôn có kẻ sẵn sàng làm liều, hoặc nghĩ mình có đủ khôn khéo và quyền lực để che mắt thế gian.Từ ngàn xưa vốn đã như vậy, từ nay về sau có lẽ cũng như vậy. Thế nên dù có khắt khe đến đâu, các vụ được gọi là "hủ hóa" vẫn tồn tại. Thậm chí nếu không có, nhiều khi người ta cũng cố làm cho thành có.Trước mỗi đợt bình xét hay sắp đến kỳ thăng cấp, bổ nhiệm, rất hay có chuyện các nhân vật tiềm năng bị tố cáo tội hủ hóa.
Bà Mai Huê, 69 tuổi, kể lại mối oan của mình hồi còn trẻ: “Hồi đó tôi
chỉ là kỹ thuật viên quèn, nên chả ai thèm hại tôi. Nhưng họ muốn hại người
khác nên tôi bị vạ lây. Chẳng là tôi và anh trưởng phòng là đồng hương, biết
nhau từ nhỏ. Anh ấy rất thương tôi vì tôi có tật ở mắt nên không lấy được
chồng. Anh ấy vợ đẹp, con khôn, đời nào có tình ý với đứa xấu xí như tôi. Ấy
vậy mà người ta vẫn giăng bẫy thành công để buộc tội anh ấy hủ hóa với tôi”.Hậu
quả của ngón đòn đó là người đàn ông kia hết đường thăng tiến, lại còn bị bêu
riếu vì “ăn tạp”.
Những cuộc “săn bắt”...
Bà Mai Thanh, 55 tuổi, sống ở một tỉnh
miền Trung, kể lại. Hồi tôi còn nhỏ, sống trong khu tập thể một trường đại học,
thỉnh thoảng lại nghe mọi người xôn xao chuyện mới có cặp đôi sinh viên bị bắt
quả tang đang “bậy bạ” trên sân thượng khu cao tầng, cả hai bị “giữ nguyên hiện
trường” mà trói lại, mang đi giải quyết. Có lẽ không phải “sự vụ” nào cũng có
thật, nhưng điều có thật khiến rất nhiều người thời đó bị ám ảnh là sự tồn tại
những lực lượng “truy bắt hủ hóa” Nói trắng ra là đi rình bắt quả tang người
ta làm chuyện ấy với nhau.Thật đồi bại!
Bà Thanh nói: “Chính tôi chứng kiến
một vụ bắt hủ hóa, vì nhà tôi ở gần bãi phi lao nơi các đôi yêu nhau hay đến
tâm sự. Đôi trai gái bị 4 – 5 người hầm hầm giận dữ vây quanh, áo chưa kịp mặc
xong nhưng những người bắt giữ họ không cho cài nốt cúc, bắt phải phơi mình cho
nhục nhã mà chừa" cái thói dâm ô, trụy lạc". Cả trẻ con cũng đổ ra xem rồi cười
nói chỉ trỏ. Chứng kiến nỗi nhục của họ mà tôi thấy xót xa”.Thật thô bỉ !
Nhà ở gần “điểm hẹn” nên bà Thanh
thường thấy đội “săn bắt” đi qua. Họ đi lặng lẽ, thấy người ta tâm sự, thậm chí
ôm nhau một chút thì chỉ ra hiệu cho nhau áp sát chứ không làm gì, nhưng hễ có
dấu hiệu “thân mật” hơn là ra tay lập tức. Vì thế, hễ thấy đôi nào dắt nhau ra
bãi phi lao là bà thon thót lo cho họ.
Ông Nguyễn Mại, 63 tuổi, sống ở Nam
Định, kể về lần vượt đường xa thăm bạn gái. Lâu không gặp nhau, họ đưa nhau ra
bụi cây cách khá xa khu tập thể dành cho cán bộ công nhân viên để tâm sự cho
thỏa nỗi nhớ. Hai người tuổi đang xuân, gần nhau như thùng thuốc súng sắp nổ,
nhưng nỗi sợ vẫn lớn hơn nên chả dám “vượt rào”.Rồi họ trải tấm nylon xuống cát, nằm
bên nhau rỉ rả trò chuyện. Lát sau không kìm được, ông Mại quay sang, quàng tay
qua vai người yêu. Lập tức có ba bốn bóng đen xông ra, kẻ soi đèn pin, người
thúc gậy, kẻ dí đòn gánh vào người, cất tiếng hô lạnh lẽo : “Nằm im. Mời anh chị ra ủy ban
giải quyết”.“May mắn lúc đó chúng tôi quần áo còn
nguyên trên người, lại đã báo cáo chuyện yêu đương với tổ chức rồi nên chỉ bị kỷ luật nhẹ.
Hú vía!”, ông Mại nói. Nhưng cũng từ đó, hễ đi với người yêu, lúc nào ông cũng
nhớn nhác nhìn trước ngó sau, đề phòng bị phục kích, cho dù họ đang đèo nhau bằng
xe đạp, và bạn gái ông ngồi thẳng đờ, tay khoanh trước ngực rất đoan trang. Ông
cũng chẳng dám hẹn người yêu ra chỗ vắng nữa. Hai người cứ ngồi giữa “thanh
thiên bạch nhật”, đua nhau bẻ ngón tay răng rắc.
Chôn vùi đời hoa,thật là tàn nhẫn !
Bây giờ nhắc lại thời bao cấp, đa
phần người ta chỉ cười như cười một thời gian khó đã qua. Nhưng với một số
người, bi kịch họ nhận được thời đó vẫn chưa kết thúc, trong đó có bạn thân của
bà Hạnh, cán bộ nghỉ hưu, sống ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Bà Hạnh nói :“Nó đẹp lắm, mới vào đại học mà cánh
sinh viên nam các trường đã đồn đại rồi đua nhau đến tán”. Bà Hạnh kể về bạn
mình. “Đến năm thứ hai thì nó yêu một anh khóa trên, vừa đẹp trai vừa lắm tài
lẻ. Có lẽ bạn tôi đã không bất hạnh như vậy nếu như trong số những người quyết
liệt theo đuổi nó không có một thầy giáo trẻ trong trường”.“Khi biết bạn tôi yêu người khác,
thầy ấy chẳng những không rút lui mà còn gây ức ép, vừa van xin vừa dọa dẫm.
Thậm chí thầy còn nhiều lần nhờ tôi "khuyên nhủ" nó, bảo rằng cậu bạn mà nó yêu "có vấn đề tư tưởng", rồi cuộc đời sẽ chẳng ra gì đâu. Tôi không khuyên, mà
khuyên thế nào được nó, nó yêu si mê lắm”.
“Rồi một hôm, mọi người trong khoa ầm
ĩ lên về chuyện nó và người yêu bị thầy giáo ấy và mấy cậu sinh viên thân thiết
với thầy bắt quả tang hủ hóa. Khi nó trở về phòng, tôi và các bạn hỏi gì nó
cũng không nói, nên cũng chẳng biết nó có bị oan không. Nó chỉ câm lặng, cặp
mắt rất đáng sợ. Đêm đó mọi người đang ngủ thì nghe một tiếng thịch. Bạn tôi
nhảy lầu tự tử. Độ cao vừa phải nên nó không chết, đến giờ vẫn chưa chết, nhưng
cuộc đời cũng coi như chấm dứt từ đó”.Theo bà Hạnh, người bạn gái hồng
nhan bạc phận của bà đã trở thành gánh nặng cho bố mẹ rồi anh trai cho đến tận
bây giờ với tình trạng não bị tổn thương sau cú nhảy lầu ấy.Thật đau lòng!
Thời đó, ở các trường đại học hay xẩy ra các án kỷ luật rất nặng cho các trường hợp được gọi là "hủ hóa"giữa trai tân chưa vợ, gái mới chưa chồng vào những năm cuối khóa.Không chỉ săn bắt "nóng" mà còn săn bắt "nguội ", nếu như việc âm thầm giải quyết hậu quả bị bại lộ,hay còn để lai cái gọi là" tang chứng" của việc quan hệ "bất chính". Những buổi họp kiểm điểm, sỉ vả kéo dài nhiều buổi. Chỉ dừng lại khi nào thành khẩn chấp nhận "kết luận của tập thể" về tội lỗi và hình thức kỷ luật. Người ta luôn muốn có một cái án kỷ luật nặng để người trong cuộc suốt đời không quyên.Thật quá nhẫn tâm !
Tàn một đời người vì quan niệm cổ hủ của một thời. Một bà nguyên là chánh án tòa dân sự tòa án tối cao, kể :" Một thanh niên đẹp trai, có chút học hành,hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp. Anh đi theo tiếng gọi của những miền quê hương, để lại quê nhà một mẹ già.Sau nghe theo ý mẹ, lời khuyên của tổ chức, anh đã kết hôn với một phụ nữ cùng quê, mà anh không hề quyen biết, yêu thương.Vì mong có cháu nối dõi tông đường, bà mẹ đã sắp xếp, kết quả là anh đã có một người con.Năm 1954 anh trở về quê hương, mẹ đã qua đời. Anh an phận, nhưng vợ anh luôn tổ ra là người "chiến thắng". Cuộc sống không hạnh phúc. Rồi anh gặp người phụ nữ thương anh hợp với anh. Anh xin ly dị, vợ anh không đồng ý.Hội phụ nữ phản đối quyết liệt để bảo vệ " quyền lợi của phụ nữ". Tòa không giải quyết ly di khi vợ anh và hội phụ nữ không đồng ý.Là cán bộ, đảng viên, anh không dám tự ý "vượt rào".Anh âm thầm chịu đựng sự mỉa mai thách thức của vợ.Năm 1960, anh tình nguyện xung phong vào miền Nam chiến đấu.Anh đi mãi không trở về. Sau 1975,nhà nước đưa anh đi điều trị ở Liên Xô do bị thương nặng. Ở Liên Xô anh gặp con trai đang du học tại Liên Xô. Con trai anh van xin bố trở về gia đình, để con có một gia đình đầy đủ đoàn tụ. Thương con, anh đồng ý.Về nhà anh lại tiếp tục chịu đựng, sự rẻ khinh của vợ."Ông có thoát khỏi tay tôi đâu. Đi rồi cũng quay đầu trở về, có giỏi đi nữa đi".Lúc này ông đã hơn 60. Ông lại đệ đơn ly di, vợ ông lại không đồng ý, hội phụ nữ lại phản đối, tòa lại bác đơn. Nhiều người khuyên ông thôi, già hơn 60 rồi còn gì.Không !Ông ly dị là để giành lấy tự do, giành lấy lòng tự trọng.Cuối cùng sau hơn 50 năm,sau nhiều lần đệ đơn ly dị, tòa đã chấp nhận cho ông ly di, cho dù vợ ông, hội phụ nữ phản đối, vì xét thấy "cuộc sống gia đình không hạnh phúc nếu hôn nhân tiếp tục kéo dài." Mừng cho ông đã giành lại được tự do, lòng tự trọng sau hơn 50 năm tranh đấu,dù phải trả với cái giá hạnh phúc của cả cuộc đời.
Thời đó, ở các trường đại học hay xẩy ra các án kỷ luật rất nặng cho các trường hợp được gọi là "hủ hóa"giữa trai tân chưa vợ, gái mới chưa chồng vào những năm cuối khóa.Không chỉ săn bắt "nóng" mà còn săn bắt "nguội ", nếu như việc âm thầm giải quyết hậu quả bị bại lộ,hay còn để lai cái gọi là" tang chứng" của việc quan hệ "bất chính". Những buổi họp kiểm điểm, sỉ vả kéo dài nhiều buổi. Chỉ dừng lại khi nào thành khẩn chấp nhận "kết luận của tập thể" về tội lỗi và hình thức kỷ luật. Người ta luôn muốn có một cái án kỷ luật nặng để người trong cuộc suốt đời không quyên.Thật quá nhẫn tâm !
Tàn một đời người vì quan niệm cổ hủ của một thời. Một bà nguyên là chánh án tòa dân sự tòa án tối cao, kể :" Một thanh niên đẹp trai, có chút học hành,hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp. Anh đi theo tiếng gọi của những miền quê hương, để lại quê nhà một mẹ già.Sau nghe theo ý mẹ, lời khuyên của tổ chức, anh đã kết hôn với một phụ nữ cùng quê, mà anh không hề quyen biết, yêu thương.Vì mong có cháu nối dõi tông đường, bà mẹ đã sắp xếp, kết quả là anh đã có một người con.Năm 1954 anh trở về quê hương, mẹ đã qua đời. Anh an phận, nhưng vợ anh luôn tổ ra là người "chiến thắng". Cuộc sống không hạnh phúc. Rồi anh gặp người phụ nữ thương anh hợp với anh. Anh xin ly dị, vợ anh không đồng ý.Hội phụ nữ phản đối quyết liệt để bảo vệ " quyền lợi của phụ nữ". Tòa không giải quyết ly di khi vợ anh và hội phụ nữ không đồng ý.Là cán bộ, đảng viên, anh không dám tự ý "vượt rào".Anh âm thầm chịu đựng sự mỉa mai thách thức của vợ.Năm 1960, anh tình nguyện xung phong vào miền Nam chiến đấu.Anh đi mãi không trở về. Sau 1975,nhà nước đưa anh đi điều trị ở Liên Xô do bị thương nặng. Ở Liên Xô anh gặp con trai đang du học tại Liên Xô. Con trai anh van xin bố trở về gia đình, để con có một gia đình đầy đủ đoàn tụ. Thương con, anh đồng ý.Về nhà anh lại tiếp tục chịu đựng, sự rẻ khinh của vợ."Ông có thoát khỏi tay tôi đâu. Đi rồi cũng quay đầu trở về, có giỏi đi nữa đi".Lúc này ông đã hơn 60. Ông lại đệ đơn ly di, vợ ông lại không đồng ý, hội phụ nữ lại phản đối, tòa lại bác đơn. Nhiều người khuyên ông thôi, già hơn 60 rồi còn gì.Không !Ông ly dị là để giành lấy tự do, giành lấy lòng tự trọng.Cuối cùng sau hơn 50 năm,sau nhiều lần đệ đơn ly dị, tòa đã chấp nhận cho ông ly di, cho dù vợ ông, hội phụ nữ phản đối, vì xét thấy "cuộc sống gia đình không hạnh phúc nếu hôn nhân tiếp tục kéo dài." Mừng cho ông đã giành lại được tự do, lòng tự trọng sau hơn 50 năm tranh đấu,dù phải trả với cái giá hạnh phúc của cả cuộc đời.
Cái ấy là của tôi ! Cũng là nạn nhân của việc kiểm soát chuyện riêng tư thời bao cấp nhưng bà Châu, nay gần 70 tuổi, không cúi đầu chịu đựng. Hồi đó bà đã trải qua vài mối tình nhưng đều không đi đến đích hôn nhân, chẳng mấy chốc mà đã qua tuổi toan về già. Nhan sắc khiêm tốn, gia đình lại nghèo nên bà Châu gần như hết hy vọng kiếm được tấm chồng “khấm khá”, mà những ông tệ quá thì bà không chịu lấy.Rồi bà yêu một người đàn ông có vợ. Vợ ông ta chẳng có tội gì ngoài cái tội đau yếu liên miên, không đáp ứng được cho chồng cái “khoản kia”. Thời bao cấp, ly dị cũng là chuyện lớn, nhất là bỏ vợ đau yếu vì bồ bịch với người khác lại càng không thể chấp nhận được. Vì thế chuyện tình của họ diễn ra trong bóng tối. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, hai người bị lôi ra cơ quan sỉ vả, kiểm điểm liên tục.
Bà Châu tâm sự: “Dĩ nhiên là tôi
sai, nhưng tôi chỉ sai với vợ của ông kia, chứ có làm thiệt hại đến ai khác đâu.
Trong khi bà kia chẳng nói gì, thì những kẻ khác lại nhảy dựng lên, nhục mạ tôi
trong hết cuộc họp này đến cuộc họp khác. Ai cũng biết trong số đó, có những người tư cách chẳng ra gì, cũng làm đầy chuyện bậy bạ”.
“Lúc đầu tôi cũng định cứ ngoan
ngoãn kiểm điểm cho qua chuyện, nhưng sau điên quá không chịu nổi. Trong cuộc
họp, tôi bảo: tôi cứ tưởng "cái ấy" của tôi thì cơ quan không quản lý chứ nhỉ !Tôi muốn dùng nó thế nào, cho ai hay không cho ai là việc của tôi chứ ! Bây giờ
các vị lại còn biểu quyết chỉ đạo tôi sử dụng "cái ấy" của tôi như thế nào à?.
Dĩ nhiên nói câu ấy là tội chồng thêm tội rồi, nhưng tôi chả cần. Tôi bỏ biên
chế, ra ngoài kiếm ăn. Cũng khốn đốn vật vờ mất gần chục năm, sau mới ổn dần
dần”.
Bà Châu bảo, bà kể lại những chuyện
này cũng chỉ để giới trẻ biết thế hệ trước từng sống như thế nào, còn những cảm
xúc buồn phiền hay giận dữ đã theo thời gian mà phai nhạt từ lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét