Dạy học được coi là một nghề cao quý trong
những nghề cao
quý. Nghề dạy học có vai trò then chốt
trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Thế giới ngày nay có
hàng chục triệu Thày , Cô giáo. Năm 1957 tại thủ đô Warszawa của Ba Lan, hội
nghị của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE) đã quyết định lấy ngày
20/11 làm Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Sau này, ngành giáo dục Việt
Nam cũng lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày nhà giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, ngày lễ tôn vinh các Thày, cô
giáo ở mỗi nước được tổ chức vào những ngày khác nhau .
Ở Hàn Quốc Ngày nhà giáo được tổ chức hằng năm vào ngày 15/5 từ năm
1963. Ngày nhà giáo Hàn Quốc được chọn theo ngày một nhóm thanh niên là thành
viên hội chữ thập đỏ đã đến thăm những thầy cô giáo cũ của họ bị ốm phải nằm
trong bệnh viện.
Ở Malaysia, ngày
nhà giáo được tổ chức hằng năm vào ngày 16/5.
Ở Ba Lan, ngày nhà giáo hằng năm được tổ chức vào
ngày 14/10, còn gọi là Ngày giáo dục Quốc gia Ba Lan. Ngày nhà giáo Ba Lan được
lấy theo ngày vua Ba Lan Stanisoaw Poniatowski đã thành lập ra Ủy ban giáo dục
quốc gia vào năm 1773.
Ở Mỹ, Ngày nhà giáo Quốc gia ở Mỹ được tổ chức
vào ngày thứ Ba trong Tuần lễ Tôn vinh các Nhà giáo (Teacher Appreciation
Week), là trọn tuần đầu tiên trong tháng Năm hằng năm.
Ở Peru Ngày nhà giáo được tổ chức hằng năm vào 6/7. Đây là ngày vào năm 1822, sau khi
giành được độc lập từ Tây Ban Nha, anh hùng dân tộc của Peru Jose de San Martin
đã thành lập trường học đầu tiên dành cho những người bình dân.
Ở Chile,
ngày nhà giáo được tổ chức hằng năm vào ngày 16/10. là ngày thành lập Trường Sư
phạm Chile (Colegio de Profesores de Chile).
Ở Nga lấy ngày 5 tháng 10 hàng năm là ngày hiến chương các nhà
giáo. Trước năm 1994, người Nga thường lấy ngày thứ sáu đầu tiên của tháng 10
làm ngày nhà giáo.
Ở Trung Quốc chọn ngày 10 tháng 9 hàng năm là ngày hiến
chương nhà giáo của mình. Ngày nay, nhiều người Trung Quốc muốn chuyển ngày lễ
này sang ngày 28 tháng 9 là ngày sinh của Khổng Tử.
Thái Lan thông qua quyết định chọn ngày 16
tháng 1 hàng năm là ngày nhà giáo Thái Lan. Ngày nhà giáo đầu tiên được tổ chức
vào năm 1957.
Ở Việt nam mỗi khi tới tháng 11, hầu như mỗi
chúng ta đều nghĩ về những người thầy giáo cô giáo đã dạy cho ta đạo đức, văn
hoá, kiến thức chuyên môn, tri thức mọi mặt, để chúng ta có một hành trang bước
vào đời.Mỗi thành công hôm nay, nhờ rất nhiều vào sự chỉ dạy của thày cô ngày
xưa ấy. Đã có nhiều áng văn thơ, tác phẩm nghệ thuật, tượng đài, đền thờ tôn
vinh các thày cô giáo ngoài đời và trong lòng mỗi người. Có lẽ vẫn chưa đủ và
không bao giờ đủ.
Thày đồ làng. |
Nhà
giáo ngày xưa, đều là những nho sỹ hoặc không đỗ đạt, hoặc chán cảnh quan trường
về làng dạy học. Một số ít tài cao đức rộng, được mời dạy học cho con Vua,
Chúa, quan quyền. Ngày xưa việc in ấn, truyền thông không có hoặc rất hạn chế
nên việc truyền thụ kiến thức đều phụ thuộc vào thầy. Thày gần như là kênh duy
nhất truyền đạt kiến thức. Muốn thành vinh danh, nên nghiệp lớn đều phải nhờ thầy.
Các thày xưa rất chú trọng giữ gìn nhân cách đạo đức, lối sống theo hình mẫu của
người quân tử trong triết lý tư tưởng Nho giáo. Một hình mẫu được gần như cả xã
hội trân trọng.Nhiều người thày xưa là tấm gương sáng về lòng yêu nước thương
dân, về đạo đức nhân cách trong cuộc sống. Tất cả những điều đó làm cho người
thày xưa được vinh danh quý trọng, kính cẩn ở mọi nơi, mọi lúc,trong mọi tầng lớp
xã hội.
Xin kính cẩn đề danh một số thày
trong các thày xưa đáng kính :
Tượng thờ Thày Chu Văn An, ở Văn Miếu Hà Nội. |
Thày
Chu Văn An - Cuộc đời thanh bạch và tiết
tháo của Thày là tấm gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Thày là một trong số
rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu .Sự nghiệp của Thày được ghi lại trong
văn bia ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Tượng thờ Thày Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Thày
Nguyễn Bỉnh Khiêm -Thày được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của
một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam – Bắc triều ( Lê – Mạc phân tranh) cũng như
tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Hình Thày Nguyễn Đình Chiểu. |
Thày
Nguyễn Đình Chiểu - một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù
tối và gặp lúc biến loạn mà vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Thày không chỉ là
người con có hiếu, người thầy mẫu mực, mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại
nhiều tác phẩm có giá trị.
Ngày nay kinh tế, văn hoá, khoa hoc, giao lưu
truyền thông phát triển mạnh mẽ. Nó kéo theo nhu cầu cuộc sống đa dạng, chuẩn đạo
đức, tư duy, giao lưu phong phú đa chiều. Tất cả cùng tác động tới nghành giáo
dục nhà trường, các thày cô giáo, học trò, gia đình và xã hội. Bức tranh giáo dục
không còn đơn giản như xưa nữa mà là một bức tranh đẹp, rực rỡ nhiều màu sắc,
thật đáng mừng.
Trong
các cựu sinh viên k16 lâm học ĐHLN VN cũng có nhiều người đứng trong đội ngũ
các Thày Cô giáo góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao cho ngành lâm nghiêp.
Nhân
ngày nhà giáo, xin kính cẩn gửi lời chúc tất cả các Thày Cô giáo khắp mọi miền
đất nước, trong ngành lâm nghiệp, là cựu sinh viên K16 lâm học ĐHLN VN luôn mạnh
khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc , thành đạt trong sự nghiệp vinh quang của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét