CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.

CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.
NGƯỜI ĐƯA TIN K16 LÂM HỌC

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU - KHU RAMSAR THẾ GIỚI.

      Ngày 13/4/2013 tại Khu Du lịch Mũi Cà Mau, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Cà Mau và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới(WWF) đã tổ chức buổi lễ đón nhận bằng công nhận Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là khu Ramsar thứ 2088 của thế giới. Đối với Việt Nam, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là khu Ramsar thứ 5 sau Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), Bàu Sấu thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), hồ Ba Bể ở Bắc Cạn và Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).

    Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nằm trên địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) có diện tích hơn 41.800ha. Đây làvùng đất ngập mặn ven biển, tuy không đa dạng về chủng loài nhưng có những đặc thù riêng về hệ động, thực vật.Vườn có 93 loài chim, 26 loài thú, 43 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 233 loài thủy sản. Trong đó có nhiều loài quý hiếm như bồ nông chân xám, cò trắng Trung Quốc, giang sen, rái cá, rùa hộp lưng đen, cầy giông đốm lớn, rùa răng, rùa ba gờ, rùa cổ bự, ba ba Nam Bộ…
Bãi bồi, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là nơi quần tụ của nhiều loài động thực vật sinh sản và cung cấp cho ngư trường biển Cà Mau.
       Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng.Phục vụ cho công ước có ủy ban thường trực, ban xét duyệt khoa học và ban thư ký tại trụ sở chính ở Gland, Thụy Sỹ  cùng với IUCN.
 
Sân chim xóm Lò Ngọc Hiển
     Việt Nam đã ký gia nhập Công ước Ramsar vào năm 1989, là thành viên thứ 50, đồng thời là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước này.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét