CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.

CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.
NGƯỜI ĐƯA TIN K16 LÂM HỌC

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGÃ BA ĐÔNG DƯƠNG : VIỆT - LÀO - CAMPUCHIA - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI - Phần 6.



    Địa danh ngã ba Đông Dương - Ngã ba biên giới Việt-Lào-Cam Pu Chia thuộc ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kom Tum. Một vùng đất được mệnh danh là một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe. Địa danh luôn nằm trong ký ức các lớp bộ đội, thanh niên xung phong  trên đường vào chiến trường miền Nam, chiến trường Lào, chiến trường Campuchia trong những năm tháng chiến tranh không thể nào quên. 

Trạm kiểm soát liên ngành ở cửa khẩu quốc tế Pu Cưa (Lào) đối diện với cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum)..
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y là cầu nối phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất ngã ba Đông Dương và là điểm đến hấp dẫn của du khách và các nhà đầu tư.
Đường về ngã ba Đông Dương.
     Cột mốc ngã ba biên giới do ba nước Việt - Lào - Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, cách thị trấn Playku khoảng 30 km.Cột mốc này do tỉnh Kon Tum tổ chức thi công xây dựng tháng 12/2007 dưới sự giám sát của chuyên gia ba nước có chung đường biên giới. Đại diện Bộ Ngoại giao ba nước cùng làm lễ khánh thành trọng thể vào ngày 18/1/2008. Cột mốc đặc biệt nặng 900 kg , làm bằng đá hoa cương hình trụ tam giác, cao 2 mét, trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn quốc huy, năm cắm mốc và tên quốc gia đó  bằng chữ màu đỏ của chính ngôn ngữ nước đó. Đây là cột mốc thứ hai cùng ghi danh cả ba quốc gia được cắm trên mảnh đất Việt Nam.

Cột mốc chung biên giới ba nước Đông Dương làm bằng đá hoa cương, cao 2 mét, hình trụ tam giác, mặt cột mốc phía Việt Nam quay về hướng huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum..

Cột mốc chung biên giới ba nước Đông Dương

Cột mốc chung biên giới ba nước Đông Dương


     Sinh sống ở ngã ba Đông Dương từ khá lâu có đồng bào dân tộc Brâu, có tập tục đàn ông cà răng, đàn bà căng tai - Một dân tộc có số lượng người ít vào hàng “đội sổ” trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đồng bào chủ yếu sinh sống ở thôn Đắc Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Dân tộc Brâu có một bản sắc văn hóa đặc sắc,hoang sơ quyến rũ đến lạ thường, dù cộng đồng chỉ còn vài trăm người.Cộng đồng dân tộc thiểu số với vài trăm người này đã được nhà nước cấp phát từ chăn màn, bát đĩa, rồi nước, phân, giống má, rồi trâu bò, điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa lẫn nhà rông, giúp bảo tồn từng điệu múa, từng tiếng chiêng. Đường làng thênh thang, kiên cố, xe ôtô có thể đến đến từng nhà, nhà nào cũng do nhà nước xây dựng. Ruộng nhà nước san ủi , trang sửa rất thuận lợi trong trồng trồng trọt. Nhà nước hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp cây giống  cà phê, cao su, cây trồng rừng, cung cấp phân bón.Nhờ đó đời sống của đồng bào khấm khá hơn xưa nhiều. Tuy nhiên luồng gió mới, nhất là du lịch đã làm cho bản sắc văn hóa đặc sắc, hoang sơ quyến rũ đến lạ thường, đang mai một từng ngày.

Biểu diễn chiêng tha, sau khi bôi tiết gà lên chiêng.
Dụng cụ bùa chú.
Gương mặt được coi là quyền quý của người phụ nữ Brâu, với nhiều hình xăm.
Người phụ nữ căng tai bằng miếng ngà voi, từ thủa trăng tròn 16.
Người phụ nữ này căng tai bằng bằng nắp chai nước ngọt, vì miếng ngà truyền thống từ thủa trăng tròn đã bán cho những người săn đồ cổ.

 
  Ngày nay với hình thành khu kinh tế cửa khẩu quốc tế,trong tương lai gần, Bờ Y sẽ sớm trở thành một khu kinh tế sầm uất nơi ngã ba Đông Dương.Nhờ điều kiện thuận lợi Bờ Y là điểm nối liền giao thương giữa các nước Lào, Campuchia và các tỉnh đông Bắc Thái Lan với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên của Việt Nam.



Bia di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn (1967 - 1975) tại thị trấn Plâyku, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Chiếc xe tăng số hiệu 377 của quân đội ta lần đầu xuất trận ở chiến trường Tây Nguyên ngày 24-4-1972, góp phần làm nên chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh và hiện nay trưng bày tại công viên huyện Đắc Tô.

Nhà rông - nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên tại công viên huyện Đắc Tô là nơi thu hút du khách tới tham quan, khám phá..

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

ĐIỂM KHỞI ĐẦU CHỮ S CỦA VIỆT NAM - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI - Phần 5.


  1/Mũi Sa Vĩ

Mũi Sa Vĩ - nơi bắt đầu chữ S

Mũi Sa Vĩ - nơi bắt đầu chữ S

     Điểm bắt đầu của bờ biển Việt Nam hình chữ S, bắt đầu của đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt - Trung trong Vịnh Bắc Bộ là mũi Sa Vĩ. Mũi Sa Vĩ, còn gọi là mũi Gót là mũi đất ở cực Đông Bắc Việt Nam, thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc là cửa sông Bắc Luân đổ ra biển rộng khoảng 5 km nhìn ra hòn Dậu Gót (1/3 thuộc Việt Nam) đối diện đất Trung Quốc.Mảnh đất địa đầu này còn là điểm cuối của đường biên giới Việt - Trung phía Đông Bắc trên bộ. 

Bãi biển Trà Cổ - Móng Cái - Quảng Ninh.
     2/ Cột mốc biên giới Việt - Trung số 1378
   Toàn tuyến biên giới Việt - Trung được đánh dấu bằng 1971 mốc, trong đó cột mốc 1378 là mốc chính và là cột mốc tiền đồn địa đầu phía Đông Bắc, cột mốc cuối cùng của biên giới đất liền Việt – Trung. Nó nối liền điểm số 1 đường biên giới phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt - Trung trong Vịnh Bắc Bộ. Nó cũng là điểm đầu tiên của bờ biển Việt Nam hình chữ S.
  
Cột mốc 1378 trên bãi Dậu Gót cửa sông Bắc Luân - Cột mốc cuối cùng trên bộ biên giới Việt - Trung.
Cột mốc 1378 trên bãi Dậu Gót cửa sông Bắc Luân
Cột mốc 1378 trên bãi Dậu Gót cửa sông Bắc Luân khi triều lên.
Cột mốc 1378 trên bãi Dậu Gót cửa sông Bắc Luân khi triều xuống.
   Vị trí cột mốc 1378 được cắm trên bãi Dậu Gót là khu vực điều kiện tự nhiên rất khó khăn, cửa sông lớn, đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Khi nước lên rộng như biển, nước chảy siết, biên độ thủy triều thay đổi trong ngày rất lớn, 4 - 5m, nền đất rất yếu.Khi triều lên cao,bãi Dậu Gót ( nơi cắm cột mốc 1378 ) chìm hẳn dưới mặt nước. Các lực lượng thi công của tỉnh Quảng Ninh đã khắc phục mọi khó khăn, đào sâu đến tận tầng đá gốc, xây dựng bệ đặt mốc cao hơn chục mét để đảm bảo khi triều lên, mốc vẫn nổi trên mặt nước. Cột mốc 1378 làm băng đá hoa cương, có lan can bằng inox rất đẹp . Vị trí phía đông nam bãi Dậu Gót tọa độ 21 độ 30 phút 15,244 giây bắc.108 độ 04 phút 08,974 giây đông. Thời gian cắm 19/08/2009, hoàn thành tháng 11/2009.Nhiều khách du lịch nhầm tưởng cột mốc này đặt trên phao nổi, cũng có người nhầm với cột mốc 1377 giống nhưng không có lan can.

 3/ Thành phố Móng Cái Quảng Ninh. 
 
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái nơi giao thương giữa TP Móng Cái Quảng Ninh, Việt Nam và Đông Hưng Quảng Tây, Trung Quốc

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái nơi giao thương giữa TP Móng Cái Quảng Ninh, Việt Nam và Đông Hưng Quảng Tây, Trung Quốc

 Chợ Trung tâm Móng Cái là một trong những điểm mua sắm lớn nhất thành phố.

Cầu Ka Long nối phường Ka Long và Hòa Lạc xây hoàn toàn bằng đá..
 Khách  sạn Khe ChàmTrà Cổ Móng Cái  QN

Khách sạn Majectic-VRG (còn có tên gọi khách sạn Cao su bởi do Tập đoàn Cao su Việt Nam đầu tư ). Toạ lạc tại trung tâm TP Móng Cái.

TP Móng Cái - Quảng Ninh.
 Vùng đất địa đầu Đông Bắc có TP Móng Cái giáp với Trung Quốc. TP Móng Cái nằm ở bên dòng sông Ka Long xinh đẹp, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái nối với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.Móng Cái cách thành phố Hạ Long 178 km, cách Hà Nội 350 km. Chợ cửa khẩu Móng Cái là nơi diễn ra các hoạt động thương mại kinh tế, giao lưu văn hoá giữa hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây và hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Bên cạnh chức năng giao lưu kinh tế, cửa khẩu còn là cầu nối các trung tâm du lịch lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc. 

4/Bán đảo Trà Cổ - Móng Cái - Quảng Ninh.
 
Chùa Nam Thọ - Trà Cổ - Móng Cái -QN



Chùa-Vạn-Linh-Khánh - Trà Cổ Móng Cái QN.


Nhà thờ Trà Cổ Móng Cái QN.

Bãi biển Trà Cổ Móng Cái QN.

Bãi biển Trà Cổ Móng Cái QN.
Trực thuộc  TP Móng Cái có bán đảo Trà Cổ cách Móng Cái 7 km đường bộ, một địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Khí hậu ở Trà Cổ mát mẻ, trong lành, không gian thoáng đãng, tĩnh mịch. ở đây có những đình, chùa, nhà thờ cổ kính, bãi tắm rộng và bằng phẳng, cát mịn và chắc, chạy dài tới 17 km, được xếp vào những bãi tắm đẹp nhất ở Việt Nam. Hàng năm bãi tắm Trà Cổ thu hút hàng nghìn du khách tắm biển. Cách bãi tắm không xa có những cồn cát cao 3 - 4 m, những làng chài êm đềm, rừng phi lao xanh mướt và một hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú...Lễ hội đình Trà Cổ hàng năm diễn ra tưng bừng từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 (âm lịch) thu hút khách trảy hội từ nhiều địa phương trong và ngoài nước.

..


Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

BỎ THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ.




    Tôi thật lòng chẳng dám múa rìu qua mắt thợ. Nhưng khi đọc và nghe tin có đề nghị bỏ thi tốt nghiệp THPT và có thể cả kỳ thi đại học, tôi thấy trong lòng ngổn ngang những nghĩ suy, nên cũng mạnh dạn xin thưa thốt đôi điều.
    Bỏ thi hay tiếp tục thi? Từ ngày xưa, thật xưa..con người đã có những kỳ thi tự phát. Thi để phân tài cao thấp, thi để khẳng định mình, thi để biết mình là ai. Mỗi một người chân chính đều rất khao khát có một cuộc thi công bằng để khẳng định mình.Họ chối bỏ mọi vinh quang do thi cử mang lại, nếu biết cuộc thi đó là không công bằng,vì coi đó là một sự sỉ nhục. Trở lại thi cử đã tác động tích cực đối với việc học hành rèn luyện vươn lên của cả cộng đồng, điều mà những người tự phát đứng ra tổ chức thi ban đầu không kỳ vọng.Mãi sau nhà nước mới đứng ra tổ chức các kỳ thi để chọn hiền tài và để hun đúc cộng đồng ra sức học tập rèn luyện vươn lên.Lúc đầu thi cử đơn giản là phương tiện để vinh danh, để khẳng định mình, lúc sau nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội vươn lên.Vai trò quan trọng nhất của thi cử là động lực thúc đẩy phát triển tài năng của mỗi người và cả cộng đồng trong mọi lãnh vực, không chỉ bó hẹp trong việc dạy và học văn hóa.
     Bây giờ xã hội hiện đại có cần thi cử hay không? Thi cử là việc làm cổ lỗ hàng ngàn năm có trên rồi, nên đổi mới, nên phế bỏ nó đi chăng ? Không, không thể. Đôi chân đôi tay ta chẳng phải cổ lỗ hàng triệu năm đó sao ? Có cần chặt nó đi không , dĩ nhiên là không thể được phải không nào. Không phải cái gì cũ là phế bỏ. Không thể hình dung được học hành lại không có kiểm tra thi cử. Học là phải thi, phải được đánh giá tối thiểu là những tiêu chuẩn quốc gia thống nhất. Đó là đòi hỏi của hội nhập và phát triển, không thể cát cứ địa phương, vùng miền, cơ sở dưới bất kỳ vỏ bọc nào.
    Nhìn rộng ra một chút thử xem.Một đứa trẻ ra đời, chúng ta cân đo bằng đơn vị tiêu chuẩn quốc tế hẳn hoi. Không phải để chơi mà để có thông tin ban đầu cho việc chăm sóc đứa trẻ. Trong thương mại, trong kỹ thuật,trong mọi lãnh vực của đời sống, chúng ta cũng phải dùng các tiêu chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế hẳn hoi để kiểm tra, để giao dịch,làm việc với nhau. Nếu không có sẽ đình đốn, sẽ loạn ngay.
     Trong giáo dục cũng vậy, không thể không có bài kiểm tra, bài thi, theo từng bước học hành.Đó là những việc đo đếm cần phải làm để mỗi người liên quan có thể biết kết quả việc học hành ra sao, để suy xét, để có quyết định thích hợp. Không có nó làm sao tôi biết con tôi học đạt mức nào, làm sao thầy biết trò mình giỏi hay dở so với cả nước so với nước khác để có cách dạy tốt hơn, làm sao các nhà quản lý có thông tin để ra đối sách. Người học cũng cần có kỳ thi để khẳng định mình, để biết mình là ai trong cái thế giới này để mà cố gắng vươn lên chứ. Quan trọng hơn cả đó là : kỳ thi là động lực giúp cho cả cộng đồng cùng nhau nâng cao được trình độ dân trí chung, làm nền để tạo ra những tài năng đỉnh cao.Từ đó gây dựng phát triển nguyên khí quốc gia làm nền tàng cho việc phát triển đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu chứ.
        Vấn đề có lẽ là ở chỗ : trung thực nhìn thẳng vào sự thật, phải biết hổ thẹn khi thành tích của mình được đánh giá cao hơn thực tế vốn có của nó.Điều đó cần cho cả thầy và trò, cả gia đình và học trò, cả chính quyền và nhà trường, cả xã hội. Đừng ai cố tình làm méo mó kỳ thi, rồi lại đổ lỗi cho tại kỳ thi. Thi cử chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có tội, bỏ là giáo dục đi xuống ngay, bỏ kéo dài giáo dục sẽ tan rã. Muốn "Lâu đài giáo dục đào tạo " to đẹp, vững vàng, vươn cao mãi thì phải tổ chức thi, để kiểm tra, đánh giá, để có đối sách thích hợp. Đánh giá một các trung thực thường xuyên với các chuẩn mực phù hợp với từng mục tiêu tính chất của mỗi bậc học,ngành học. Những kỳ thi như vậy, áp lực cao là tất nhiên. Đó chẳng phải là "mực thẳng thì đau lòng gỗ" sao ? Tốn kém, căng thẳng là không tránh khỏi. Tốn kém, có thể nghiên cứu tổ chức tốt hơn. Ở đời, cái gì cũng có giá của nó. Áp lực hay hưng phấn thì còn tùy vào tương quan giữa tài năng của thí sinh so mơ ước của họ và gia đình họ.  Kỳ thi, kỳ kiểm tra phải là khuôn vàng thước ngọc, khoa học, khách quan, để đánh giá, để điều khiển, để thúc đẩy mạnh mẽ con tàu “ giáo dục” vững bước đi lên. Thi cử chưa công bằng trung thực thì làm cho nó công bằng trung thực,chưa khoa học thì tìm cách cho nó trở nên khoa học,không còn quá cồng kềnh tốn kém một cách không đáng có. Sai đâu sửa đó, lỗi là của chúng ta tạo ra, không phải là lỗi của việc thi cử. Không thể bỏ, càng không thể để nó thành công cụ dối trá, đừng ai gây áp lực bẻ cong cái cân của sự công bằng,cũng đừng đổ oan cho thi cử. Hãy để cho thi cử độc lập khách quan thực hiện vai trò của nó, hãy làm cho nó trở thành sân chơi đua tài đầy hào hứng. Được vậy chúng ta nhất định sẽ thành công.