Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười
tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca.
Nước non vẫn nước non nhà
ngàn năm
Các Vua Hùng là Tổ tiên của đồng bào Việt Nam ở khắp năm châu, bốn biển. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của
kinh đô Phong Châu - quốc gia Văn Lang cổ xưa của các Vua Hùng.Đền Hùng bao gồm một quần thể đền, chùa,lăng mộ thờ phụng các Vua Hùng
và tôn thất của các Vua Hùng .Đó chính là " Thánh địa " thiêng liêng, tổ tiên của mọi đồng bào Việt Nam.Nơi mà bao thế hệ đồng bào Việt Nam đã đang và mãi mãi thề nguyện bảo vệ non
sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom đền miếu,lăng mộ thờ phụng các Vua Hùng.Ngày mồng
Mười tháng Ba đã trở thành một ngày Quốc lễ, một
ngày lễ thiêng liêng trọng đại đối với tất cả đồng bào Việt Nam trong và
ngoài nước.Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trên " Thánh địa Đền Hùng "là một tín
ngưỡng thờ phụng thiêng liêng cao đẹp đã được UNESCO long trọng công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại.Đồng bào Việt Nam, dù đi khắp bốn phương trời, cũng nhớ về "Thánh địa Đền Hùng ", ít nhất một lần trong đời.
1/Thời Hùng Vương :
Theo Đại Việt sử ký
toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam,
đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên,con gái bà Vụ Tiên,
lấy nhau sinh
được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục. Sau Đế Minh
truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh
về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía
Nam).Lộc Tục lên ngôi xưng vương là Kinh Dương Vương,lấy quốc hiệu là Xích Quỉ.
Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN,
Bờ cõi nước Xích Quỉ bấy giờ phía bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp Biển Đông. Mộ phần Kinh Dương Vương, hiện còn tại làng Á Lữ, xã Đại đồng thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm.Sùng Lãm sau nối ngôi Vua cha, lấy niên hiệu là Lạc Long Quân.
Khu lăng mộ vua Kinh Dương Vương tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. |
Từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, có 18 vị vua Hùng như sau: (số năm trị vì là ước đoán)
1.
Hùng Dương (Lộc
Tục): 2879 - 2794 TCN
2.
Hùng Hiền (Lạc Long Quân): 2793 - 2525 TCN
3.
Hùng Lân : 2524 - 2253
TCN
4.
Hùng Việp: 2252 - 1913 TCN
5.
Hùng Hy (trước): 1912 - 1713 TCN
6.
Hùng Huy: 1712 - 1632 TCN
7.
Hùng Chiêu: 1631 - 1432 TCN
8.
Hùng Vỹ: 1431 - 1332 TCN
9.
Hùng Định: 1331 - 1252 TCN
10. Hùng Hy (sau): 1251 - 1162 TCN
11. Hùng Trinh: 1161 - 1055 TCN
12. Hùng Võ: 1054 - 969 TCN
13. Hùng Việt: 968 - 854 TCN
14.
Hùng Anh: 853 - 755 TCN
15.
Hùng Triều: 754 - 661 TCN
16.
Hùng Tạo: 660 - 569 TCN
17.
Hùng Nghị: 568 - 409 TCN
18.
Hùng Duệ: 408 - 258 TCN
Năm 258 trước CN, vua Hùng thứ 18
(Hùng Duệ Vương) nhường ngôi cho Thục
Phán,một tướng lĩnh đã lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tần. Thục Phán lên ngôi xưng vương là An Dương Vương,thề nguyện bảo vệ non
sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom đền miếu, thờ phụng họ Hùng Vương.An Dương Vương dời đô về Cổ Loa ( Đông Anh,Hà nội), đặt
tên nước là Âu Lạc.
2/Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ :
Đền Hùng là tên gọi khái quát
quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng
và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc kinh đô Phong Châu, quốc gia Văn Lang cổ xưa. Đền Hùng gắn với lễ hội Đền Hùng từ lâu đời được tổ chức tại địa điểm đó hàng
năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công
bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ
thời vua Đinh Tiên Hoàng. Đến thời Hậu Lê ( thế kỷ 15 ) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện nay.
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân
núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có
những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu
Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Quần thể Đền Hùng nằm trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc
huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay, nằm trong địa phận của
kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi
Nghĩa Lĩnh này.
VIDEO :KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG - Thôn Cổ Tích,xã Hy Cương TP Việt Trí tỉnh Phú Thọ.
Các di tích chính :
1. Đền Hạ : Tương truyền là nơi Tổ Mẫu Âu Cơ.. sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con là tổ tiên của người Bách Việt. Thiêng liêng hai chữ " Đồng bào" là từ đây.2. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Bên trong đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ : "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 09 năm 1954.
3. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.4. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
5 .Đền Thượng: Đền được đặt trên
đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết, các Vua Hùng
thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như : thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa
thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng
đại tự: "Nam Việt triệu
tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
6.
Cột đá thề: Bên phía tay trái đền
Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên, khi được Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, để thề nguyện bảo vệ non
sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom đền miếu, thờ phụng họ Hùng Vương.
Cột đá thề cũ. |
Cột đá thề mới. |
8.
Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con
gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua
vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.
9.
Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Là một
ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành
tháng 12 năm 2004.
Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).
3/Lễ giỗ Tổ Hùng Vương có
từ bao giờ ?
Hai tấm bia ở Đền Thượng trên núi Hùng, có ghi về lịch sử ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba như sau:
Hai tấm bia ở Đền Thượng trên núi Hùng, có ghi về lịch sử ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba như sau:
Tấm "Hùng
miếu điển lệ bia" do Hội đồng Kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập năm Khải
Định thứ 8 (1923) có hai phần: Phần thứ nhất, chép lại công văn của Bộ Lễ triều
Nguyễn, ngày 25 tháng Bảy năm Khải Định thứ nhất (1917) gửi Các vị ở phủ viện
đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau tuân thủ điều sau đây: “Xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có miếu lăng phụng thờ
Hùng Vương ở núi Hùng, trải các năm, cả nước đến tế, thường lấy kì mùa thu,
chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày, mà tục lệ của dân xã đó
lấy ngày Mười Một tháng Ba, kết hợp với thờ thổ kỳ, làm lễ riêng… (Sự thể này
dẫn tới chỗ) thường hứng bất kì, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng
thành thì bị kém đi… (Vì thế) cẩn thận định lại rằng : từ nay về sau, lấy ngày
mồng Mười tháng Ba, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một
ngày so với ngày hội tế của bản hạt, khiến nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi
chiêm bái…”.
Phần thứ hai của văn bia "Hùng miếu điển lệ bia" dành cho việc quy định “Đệ niên kỉ niệm hội nhật lễ nghi” (Nghi lễ ngày hội kỷ niệm hằng năm) với những câu như sau: “Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc lễ tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…”.
Như vậy, Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, từ xa xưa, chọn nhật kỳ tiến hành vào mùa
thu, là mùa tổ chức các lễ hội có lịch sử cổ xưa hơn các lễ hội mùa xuân, không định ngày quốc lễ cụ thể. Đến
năm 1917 mới có quy định chính thức của triều Nguyễn (đời vua Khải Định) lấy
ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm làm ngày “quốc lễ” (Quốc lễ, quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do tham tri Bùi
Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở
Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước
đây, ngày quốc lễ, lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương
lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ (là) Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn
định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày quốc lễ, tức trước ngày giỗ tổ
Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”.Như vậy định kì lấy ngày mồng Mười tháng
Ba (âm lịch) làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương hàng , chỉ bắt đầu từ năm 1917.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét