CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.

CỰU SINH VIÊN K16 LÂM HỌC ĐHLN VN.
NGƯỜI ĐƯA TIN K16 LÂM HỌC

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

NON NƯỚC NINH BÌNH - CỐ ĐÔ XƯA.



 Gồm các mục:
      1/ Tổng quan Ninh Bình
     2/ Lưu Phương Kim Sơn Ninh Bình
     3/ Ninh Bình - Phong cảnh non nước hữu tình. 
    4/ Núi rừng Ninh Bình
    5/ Vườn Quốc gia Cúc Phương - Ninh Bình
    6/ Nhà thờ Phát Diệm quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo ở Việt Nam.
   7/ Chùa Bái Đính - Gia Viễn Ninh Bình - một trong những chùa lớn và đẹp nhất Việt Nam. 
  8/ Hoa Lư cố đô xưa và khát vọng Thăng Long. 
  9/ Thành phố Ninh Bình hôm nay

1/Tổng quan Ninh Bình:

       Ninh Bình giáp với Hoà Bình, Hà Nam ở phía bắc, Nam Định ở phía đông qua sông Đáy, Thanh Hóa ở phía tây, biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam.
      Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Nơi đây có đỉnh Mây Bạc với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía đông nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn. Ninh Bình có bờ biển dài 18 km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.  Ninh Bình có 2 đảo là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.

* Video Cđô Hoa Lư - non nước Tràng An - Ninh Bình


 


       Ninh Bình là quê hương của một số bạn cựu sinh viên k16 lâm học ĐHLN VN như :


 *Lê Thị Thưa - Quê Ninh Tiến TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Trưởng phòng Quản lý rừng Cục Lâm nghiệp Bộ NN &PTNN.Hiện đang sống và làm việc tại TP Hà Nội.


 ** Nguyễn Thị Hiên - Quê Lưu Phương Kim Sơn Ninh Bình. Phó phòng Đào tạo Trường trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên. Hiện đang sinh sống và làm việc tại TP PLleiku tỉnh Gia Lai.

***Nguyễn Thị Chắt - Quê Lưu Phương Kim Sơn Ninh Bình.Nguyên cán bộ Sở Lâm nghiệp Thuận Hải. Hiện đang sinh sống ở TP Vũng Tàu.( Chưa có ảnh )
****Lê  Văn Duyệt - Quê TP Ninh Bình tỉnh Ninh Bình, hiện đang sinh sống tại TP Ninh Bình.( Chưa có  ảnh )


Quê hương cùa 2 bạn Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Chắt . Mình đã đến đây mùa hè năm 1972, có đi lễ nhà thờ lớn Phát Diệm, tuy mình không theo đạo. Mình rất cảm ơn 2 bạn đã đón tiếp nồng hậu, chu đáo. Kiến trúc đặc trưng nổi tiếng của Lưu Phương là kiến trúc nhà thờ mình đã lập mục riêng nên không trình bày ở mục này.

Cầu ngói 3 nhịp 12 gian bắc qua sông Ân ngay thị trấn Phát Diệm Kim Sơn  Ninh Bình.Cầu ngói Phát Diệm là một công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng công giáo Kim Sơn. Đây là cây cầu vừa mang chức năng giao thông, vừa là mái đình làng cổ kính, thân thuộc đối với người dân nơi đây.

Cầu ngói

Cầu ngói

   Mời quý bạn bè xem hình vài cái " Cầu Ngói " nữa nha !


 Chùa Cầu - tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ lợp ngói trong Khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam.


 Cầu ngói chùa Lương ở xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định được xây dựng cách đây chừng 300 - 400 năm vào thời Lê, là một trong những cây cầu cổ đẹp ở miền Bắc Việt Nam.



Cầu ngói bắc qua một con mương chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km theo đường bộ về phía đông.

 Thị trấn Phát Diệm  hôm nay..


Chợ Kim Sơn.

 Thị trấn Phát Diệm  hôm nay..


 Thị trấn Phát Diệm hôm nay..

Rừng ngập mặn Kim Sơn Ninh Bình.

Rừng ngập mặn Lim Sơn Ninh Bình.



Phong cảnh Gia Viễn - Thuộc hệ sinh thái ngập nước núi đá vôi.

Phong cảnh Tràng An.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình.

Nơi đây có Am thờ các liệt sĩ triều Đinh.

Phong cảnh Tràng An.

Suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình).nóng trung bình  57 độ C hoà tan nhiều chất tắm rất có lợi cho sức khoẻ  là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời.

Sông Hoàng Long mùa nước.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình.

Du lịch Tràng An.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình.

Làng nổi Canh Gà .

Du lịch Tràng An.

Du lịch Tràng An.


Núi Kỳ Lân.


Non nước hữu tình.

Núi Mã Yên-Hoa Lư - Ninh Bình

Đường vào Tam Cốc.

Hang Tam Cốc.

Đường vào Tam Cốc.

Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An .

 Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An.

 Khu du lịch sinh thái hang động Tràng An
































Núi và chùa Non Nước .

Nhà máy điện Ninh Bình.

       Theo dấu vết của rừng còn đến ngày nay, có thể nhận thấy đã từng có rừng lim xanh, giẻ, sau sau và các diễn thế giẻ-lim, sau sau-lim. Đến nay, trên núi đá còn lại những cổ thụ. Sâu trong một số thung lũng ở Hoa Lư, Gia Viễn, còn một số quần thụ khá tốt. Bằng chứng thuyết phục nhất là sự tồn tại của khu rừng nguyên sinh Cúc Phương. Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, rừng tự nhiên của Ninh Bình hầu như không còn, trừ Vườn quốc gia Cúc Phương.
          Từ sau đó, quá trình phục hồi rừng diễn ra rất quyết liệt, tốn kém, có thu được kết quả khả quan. Hơn 12.000 ha núi đá có cây đã được đưa vào khoanh nuôi, bảo vệ, hơn 3.000 ha rừng mới trồng, làm tăng đáng kể độ che phủ của thảm thực vật rừng; tạo điều kiện cho công tác bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Thảm thực vật ở Vườn quốc gia Cúc Phương, ở rừng đặc dụng Hoa Lư, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là  những đại diện cho sự phong phú của đa dạng sinh học. Điều tra đa dạng sinh học gần đây nhất cho thấy: tại Vườn quốc gia Cúc Phương có tới 2.427 loài   thực vật, 659 loài thú.
           Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long có 457 loài thực vật, hơn 300 loài động vật. Đặc biệt ở Vân Long hiện có số lượng Vọoc mông trắng lớn nhất Việt Nam. Rừng của Ninh Bình cũng là tài nguyên du lịch quý giá. Sử dụng khôn khéo tài nguyên rừng chính là một phần của chiến lược phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn dự báo.
       Rừng Cúc Phương Ninh Bình có 659 loài động vật có xương sống, có những loài rất quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt trủng cao như: Vooc Mông Trắng ( Trachipythecus delacouri), Báo Gấm (Neofelis nebulosa), Sơn Dương (Carpicornis sumatraensis), 







Các chuyên gia Trung tâm cứu hộ Linh trưởng - Vường QG Cúc Phương.

Voọc quần đùi trắng


Trung tâm cứu hộ Linh trưởng - Vường QG Cúc Phương.










Cầy vằn ở VQG Cúc Phương.



Chuyên gia Đức làm việc tại Vường QG Cúc Phương.

Voọc quần đùi trắng







Chú rùa nhỏ xíu, thấy mà thương.


Voọc quần đùi trắng
      Đầu thế kỷ XIX, Phát Diệm chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy cỏ sậy. Năm 1828, ông Nguyễn Công Trứ, một ông quan tài ba đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng, được triều đình Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ” để khai phá những vùng đất mới. ¤ng đã lập ra huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) nay là hai huyện trù phú.
      Nhà thờ Phát Diệm toạ lạc xã Lưu Phương, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật kiểu phương Đông nổi tiếng không những trong nước mà cả nước ngoài.
      Quần thể kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm đã được Bộ Văn hoá nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng di tích LỊCH SỬ-VĂN HOÁ (Quyết định số 28 VH/QĐ ngày 18-01-1988).
     Nhà thờ Phát Diệm được khởi công xây dựng năm 1875 đến 1898 thì cơ bản hoàn tất. Khu nhà thờ trên diện tích gần 22 mẫu tại xã Lưu Phương, thị trấn Phát Diệm, cách Hà Nội khoảng 130km. Khu thánh đường Phát Diệm này là sự kết hợp hài hoà về nghệ thuật kiến trúc Âu châu và Á Ðông, mang phong cách kiến trúc độc đáo vừa lớn lao, vừa trọng điểm trải rộng trong không gian cùng với phong cảnh sơn thủy hữu tình, non nước xanh biếc. 
  
video : NHÀ THỜ PHÁT DIỆM - NINH BÌNH.
 




       Từ hướng Nam đi vào, đầu tiên là một hồ nước rộng hình chữ nhật, ở giữa là một hòn đảo nhỏ, trên đặt tượng chúa Giêsu làm vua.

Tượng Chúa Giesu làm Vua và phương đình.
Tượng Chúa Giesu làm Vua và phương đình.
       Qua sân rộng là đến Phương Đình dài 24m, rộng 17m, cao 25m, có 3 tầng, xây toàn bằng đá phiến, các mái của Phương Đình 4 góc đều được uốn cong như các mái đình, mái chùa ở các làng quê Việt Nam.
Phương đình  
      Qua Phương Đình là đến Nhà thờ lớn được xây dựng năm 1891, gồm 5 lối vào làm bằng đá trạm chổ rất đẹp, ở trên là 3 tháp mái cong. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có 4 mái. Nhà thờ được dựng bởi 6 hàng cột gỗ lim, trong đó có hai hàng cột giữa cao 11m, chu vi mỗi cột là 2,35m, nặng 7 tấn, đều làm bằng nguyên một thân cây lim.

Nhà thờ Lớn và  4 nhà thờ bên cạnh.

Nội thất nhà thờ lớn
Trong Nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối. Hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2m35, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn.
 Nhà thờ lớn- phía trong.
Gian cung thánh được chm tr tinh xo. Trên g có chm vàng và các cht kim loi khác làm cho Gian cung thánh lng ly

Trần nhà trạm trổ tinh, mang phong cách văn hoá Việt.

Ngoại cảnh nhà thờ lớn.
Nhà thờ lớn phía Tây với hai nhà thờ bên cạnh.

Kiến trúc nhà thờ đậm nét kiến trúc văn hóa Việt,

Hành lang bên Nhà thờ Lớn Phát Diệm.




Hành lang bên Nhà thờ Lớn Phát Diệm.





Phương đình nhà thờ lớn.

Hành lang bên Nhà thờ Lớn

 Nằm song song hai bên Nhà thờ lớn, còn có 4 nhà thờ nhỏ.. 
NHÀ THỜ TRÁI TIM ĐỨC MẸ ( Xây dựnghoàn toàn bằng đá )
NHÀ THỜ TRÁI TIM ĐỨC MẸ ( Xây dựng hoàn toàn bằng đá )
Nhà thờ Thánh Phê rô.
Nhà thờ Thánh Rô cô.

Nhà thờ Chúa Giesu.
7/Chùa Bái Đính - Gia Viễn Ninh Bình - một trong những chùa lớn và đẹp nhất Việt Nam.
        Chùa Bái Đính toạ lac tại xã Gia Sinh huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km . Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á... Chùa Bái Đính từng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam trong năm 2010.
       Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô  Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam.


Chùa Bái Đính mới.







Nội thất chùa chính.

Tam quan chùa Bái Đính.

Điện Pháp Chủ Chùa Bái Đính.

Điện Quan Thế Âm Bồ Tát chùa Bái Đính.

Bái Đính cổ tự

Toàn cảnh Chùa Bái Đính cổ.

         Chùa Bái Đính được báo giới ca ngợi là một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục châu Á và khu vực. Tính đến ngày 6/6/2009 ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận. Ngày 28/2/2012 chùa có thêm 2 kỷ lục chùa lớn nhất châu Á được xác lập. Những kỷ lục của chùa Bái Đính được xác lập gồm:
1.    Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á: Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ
2.    Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.
3.    Chuông đồng lớn nhấ tViệt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.
4.    Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha).
5.    Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
6.    Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
7.    Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
8.    Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.

Bộ tượng An Nan - Ca Diếp bằng đồng , mỗi tượng nặng 30 tấn, cao 9m..

Bộ tượng Tam thế bằng đồng , mỗi tượng nặng 50 tấn, cao 7,5m.
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất, nặng 100 tấn, cao 10m, ngoài trời.

Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất, nặng 100 tấn, cao 10m, ngoài trời.

Ông Trừ ác.

Ông Phục Thiện.

Tượng Kim cương  ( trong bát bộ kim cương )



Gác chuông  Chùa Bái Đính.

Hành lang La hán , 500 tượng La hán, mỗi tượng cao 2-2,5m, nặng 2-2,5 tấn, tổng chiều dài hành lang gần 3 km.

Văn khắc trên đại hồng chung lớn nhất chùa Bái Đính - Nặng 36 tấn.

Đã treo trên gác chuông chùa Bái Đính.

Trên đường vận chuyển từ Huế ( nơi đúc ) ra chùa Bái Đính.

Đại hồng chung đã treo lên gác chương chùa Bái Đính.


Đại hồng chung , nặng 36 tấn, chờ treo lên gác chuông.
Đại hồng chung , nặng 36 tấn, chờ treo lên gác chuông.

Giếng Ngọc chùa Bái Đính.

Hành làng 500 vị La Hán chùa Bái Đính.

Hành làng 500 vị La Hán chùa Bái Đính.

Hành làng 500 vị La Hán chùa Bái Đính.

Hành làng 500 vị La Hán chùa Bái Đính.
Tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng , cao 9,5m, nặng 100 tấn.



Bộ tượng An Nan - Ca Diếp bằng đồng , mỗi tượng nặng 30 tấn, cao 9m..


Đón xá lợi Phật từ Ấn Độ về chùa Bái Đính- Hoa Lư - Ninh Bình.
Chiều tối 3/32010, ba viên xá lợi Phật và 6 viên xá lợi Thánh Tăng đã được máy bay đưa từ Ấn Độ về Việt Nam theo nghi thức đặc biệt, trong sự chờ đón của hàng nghìn người dân. 









Các nhà sư rước ngọc xá lợi Phật..









Đoàn cung nghinh xá lợi Phật lễ dưới chân gốc cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo tràng ở Ấn Độ..
 Đoàn  chụp hình tai-Bồ đề đạo tràng.(Theo sách sử, đây chính là nơi Thái tử Tất đạt đa hóa Đức Phật.)


Lễ đón xá lợi Phật tại sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội.

 


Trên đường về chùa Bái Đính 


Đoàn xe sang trọng rước bảo vật nhà Phật từ sân bay Nội Bài về thẳng chùa Bái Đính (Ninh Bình).
Lễ đón Xá lợi Phật tại chùa Bái Đính Hoa Lư Ninh Bình

Đúng 19h30, đoàn rước mới về tới chùa Bái Đính, chậm 4 tiếng so với lịch trình. Tuy nhiên, hàng nghìn người vẫn cố nán lại để tận mắt được xem và chiêm bái xá lợi..jpg

Các bảo vật nhà Phật đặt trang trọng trong các bảo tháp có niêm phong đã được an vị tại điện Tam thế thuộc quần thể di tích chùa Bái Đính..

Hòa thượng Thích Giác Toàn rước ngọc xá lợi, đi cạnh đó là Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

8/Hoa Lư cố đô xưa và khát vọng Thăng Long.
 
  Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An.Từ đó vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm
      Đinh Tiên Hoàng xây kinh đô Hoa Lư, Lê Đại Hành chiến đấu để bảo vệ Hoa Lư và Lý Thái Tổ dời Hoa Lư về Thăng Long.
       Vùng đất này còn là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu như: Đinh Bộ Lĩnh, Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư, Vũ Duy Thanh, Lương Văn Tụy, Ninh Tốn, Nguyễn Bặc, Đinh Điền ...
       Ninh Bình là vùng đất phong phú các lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ lễ hội động Hoa Lư, đền Thánh Nguyễn,, đền Dâu, hội vật Yên Vệ, lễ hội đền Trần Ninh Bình...
Ninh Bình cũng nổi tiếng về  các công trình kiến trúc văn hóa như đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành, nhà thờ Phát Diệm, chùa Bái Đính.
       Lễ hội cố đô Hoa Lư 2012 là một lễ hội lớn nhất trong năm ở Ninh Bình, tại khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư để tưởng niệm công lao của các nhân vật lịch sử được nhân dân thờ tại đây mà tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội diễn ra tại khu di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Lễ hội trước đây còn có tên là lễ hội Trường Yên, lễ hội Cờ lau.

Cổng khu di tích Cố Đô Hoa Lư.

Sân Rồng cố đô Hoa Lư.



Lễ cắt băng khánh thành Cổng cố đô Hoa Lư..


Sân Rồng cố đô Hoa Lư.


Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng.

Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng.
Chính cung thờ vua Lê Đại Hành.

Cố đô Hoa Lư.

Đền Vua Lê.Đại Hành tại cố đô Hoa Lư.

Đền Vua Lê.Đại Hành tại cố đô Hoa Lư.

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng tại cố đô Hoa Lư.

Đền Vua Lê.Đại Hành tại cố đô Hoa Lư.

Lể hội Hoa Lư.

Trống khai mạc lễ hội Hoa Lư ( Trước gọi là lễ hội Trường Yên )







Sân Chầu cố đô Hoa Lư.

Múa rồng Lễ hội Hoa Lư.

Một góc cố đô Hoa Lư



Tượng thờ Vua  Đinh Tiên Hoàng tại cố đô Hoa Lư.

Một góc cố đô Hoa Lư


Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lư.

Trống Hội Hoa Lư.

Long Sàng bằng đá.

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lư.
Nhà bia kỷ niệm Vua Lý Thái Tổ tại cố đô Hoa Lư.
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ cầm chiếu dời đô tại Hà Nội.

Một cảnh trong phim " Khát vọng Thăng Long " quay tại Hoa Lư Ninh Bình.
Vua Lý Thái Tổ đang viết Chiếu dời đô ( cảnh trong phim )


Lý Thái Tổ (974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tên thành Thăng Long.

 9/Thành phố Ninh Bình hôm nay :

(Quê hương của 2 bạn Lê Thị Thưa và Lê Văn Duyệt cựu sinh viên k16 lâm học ĐHLN VN )


Chào mừng 5 năm thành lâp thành phố Ninh Bình.

Nhà thi đấu TDTT Ninh Bình.

Đường Tràng An.

Đường 30 - 6 gắn với sự kiện giải phóng thành phố Ninh Bình.

Sân vận động TP Ninh Bình.

TP Ninh Bình  về đêm

TP Ninh Bình

TP Ninh Bình


TP Ninh Bình

TP Ninh Bình
Ngã tư Cầu Lim - Tp Ninh Bình.

Hội Lim ở đất Bắc Ninh
Cầu Lim ở đất Ninh Bình quê tôi
Cũng là Lim, Sến cả thôi…
Mà sao ta thấy biển trời xa nhau.

Khéo tay ai bắc nhịp cầu
Để cho em đến làm dâu Ninh Bình
Quê nhà, nón lá trung trinh
Đất quê anh nhận mối tình là em.

Bắc Ninh anh đến hội Lim
Quai thao nón lá em nhìn, càng xinh
Từ Ninh Bình đến Bắc Ninh
Để cho ai gửi, trao tình cho ai?...
  ( Tác giả :
Thanh Xuân)


Ninh Bình đón giao thừa.

Sân vận động

Nhà thi đấu TDTT đa năng.

TP Ninh Bình

TP Ninh Bình


TP Ninh Bình

TP Ninh Bình
TP Ninh Bình

TP Ninh Bình

Đường bờ Tây sông Vân, Tp. Ninh Bình.
TP Ninh Bình

TP Ninh Bình













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét