Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

EM VỀ VẠN PHÚC CÙNG ANH.

Cổng làng Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Ni.
Hỡi em thắt áo lưng xanh.
Có về Vạn Phúc với anh thì về.
Vạn Phúc có gốc cây đề.
Có sông tắm mát có nghề cửi canh.
Em về Vạn Phúc cùng anh.
Aó lụa em mặc thêm thanh vẻ người.
        Quê tôi làng Vạn Phúc nằm bên dòng sông Nhuệ đã hình thành từ hơn nghìn năm.Dân làng Vạn Phúc đã bao đời sống bằng nghề dệt lụa, sớm hôm cần mẫn làm đẹp cho đời.
      Lụa Vạn Phúc nổi tiếng với tuổi nghề hơn 1.000 năm, sự mượt mà, mẫu mã, hoa văn, phong phú. Thuở trước, loại lụa này được chọn để may quốc phục cho các vua nhà Nguyễn. Trong hội chợ tại Paris (năm 1932), lụa Vạn Phúc được người Pháp đánh giá là Đệ nhất tinh xảo của vùng Đông Dương.
Từ năm 1958, lụa Vạn Phúc được xuất sang các nước Đông Âu rồi nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.Ngày nay hằng năm làng lụa Vạn Phúc sản xuất được trên 2 triệu mét vải Vân, Sa, Quế, Lụa... Sản phẩm được bày bán tập trung tại 150 quầy hàng thuộc 3 dãy phố phường Vạn Phúc, Hà Đông. Hàng chục vạn ngàn lượt khách trong và ngoài nước, mỗi năm đã đến tham quan, mua sắm tại làng nghề cổ truyền này. 
Năm 2011, lụa Vạn Phúc được phong tặng " thương hiệu vàng Thăng Long”. Tháng 11/2013, làng nghề lụa Vạn Phúc cũng có tên trong danh sách 7 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội cần được bảo tồn.
Tối 13/3/2014 lễ đón nhận quyết định công nhận kỷ lục Việt Nam “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay" đã diễn ra tại đình làng Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao quyết định này theo giấy xác lập kỷ lục chính thức từ ngày 14/2/2014.
 Tượng Thành hoàng làng Vạn Phúc  Bà A Lã Đê Nương
Thủy tổ nghề dệt lụa của làng Vạn Phúc là Bà A Lã Đê Nương, con cụ Hùng Thụy, hậu duệ vua Hùng.Một người phụ nữ tài sắc đã có công dạy dân Vạn Phúc canh cửu, tầm tang từ nửa cuối thế kỉ thứ 9. Sau khi mất, bà được dân làng Vạn Phúc tôn vinh làm Thành hoàng làng và được thờ phụng ở đình, tế lễ ở miếu làng Vạn Phúc hàng năm . Các triều đại phong kiến Việt Nam sau này đều có sắc phong cho phép thờ phụng, cấp tiền tu sửa đình, miếu.


Lễ cắt băng khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch làng nghề Vạn Phúc, tại miếu làng Vạn Phúc ngày 19/02/2013.
     Dân làng Vạn Phúc, hàng năm đều có tổ chức lễ cúng tế Thành hoàng, tổ nghề dệt lụa làng Vạn Phúc vào ngày 25 tháng chạp âm lịch và tế lễ Thành hoàng, tổ nghề dệt lụa làng Vạn Phúc cùng với lễ hội làng nghề,lễ mừng thọ các cụ cao niên trong làng vào ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch.

Lễ dâng hương trước khi khac mạc “Tuần văn hóa du lịch làng nghề dệt lụa Vạn Phúc” tại miếu làng Vạn Phúc ngày 19/02/2013.
Các bô lão vào tế lThành Hoàng tại đình làng Vạn Phúc ngày 19/02/2013.
     Năm nay năm 2013 hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013, phường Vạn Phúc đã tiến hành khai mạc “Tuần văn hóa du lịch làng nghề dệt lụa Vạn Phúc” và “Lễ công bố cụm cây di sản Việt Nam” cùng với lễ hội hàng năm của làng tại miếu Vạn Phúc. 

Video : Lễ hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội năm Qúy Tỵ 2013.

  


Lễ nhận quyết định công nhận" Cụm cây di sản Việt Nam" tại miếu làng Vạn Phúc ngày 19/02/2013.

Lễ mở niêm phong bia công nhận "Cụm cây di sản Việt Nam" ngày 19/02/2013,tại Cây Đa di sản miếu làng Vạn Phúc.
       Chương trình diễn ra trong tuần văn hóa du lịch làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc từ ngày mùng 10 đến ngày 16 Tết (từ ngày 19 tới 25 tháng 02 năm 2013) gồm nhiều nội dung phong phú, đặc sắc thể hiện nét đẹp truyền thống của quê lụa Hà Đông như:

Lọng, kiệu, cờ, bảng hiệu, chuẩn bị lễ rước.
Cổng miếu Thành hoàng làng Vạn Phúc.
Cổng Chùa Vạn Phúc
Bệ thờ trong miếu Thành hoàng.Nơi làm nghi lễ cúng tế.
     Các lễ hội tâm linh truyền thống của làng Vạn Phúc:Tế lễ Thành hoàng, Tế lễ Tổ nghề, Lễ rước truyền thống làng nghề.
   Trong lễ rước có tục quay kiệu rất đặc sắc,đậm màu tâm linh.Nếu kiệu xoay nhiều, nghiêng ngả hết xuống ruộng lại lên gò đồi hoặc xuống ao làm phu kiệu kiệt sức thì có nghĩa là "Đức Ngài" chưa hài lòng với lối sống, cách làm ăn hiện tại của dân làng. Nếu kiệu xoay nhiều nhưng chỉ lạc vào đám đông dân chúng khiến mọi người cùng vui vẻ thì có nghĩa là "Đức Ngài" vừa ý. Mọi việc từ việc dệt, buôn bán lụa là, các công việc làm ăn khác đến sức khỏe con người, chăn nuôi trồng trọt mọi điều đều tốt đẹp.

MỘT ĐOẠN VIDEO QUAY KIỆU.


 
LỄ HỘI LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC - XUÂN QUÝ TỴ - 2013
 

    Lễ hội văn hóa và thể thao như : Múa rối nước tại ao đình, khai trương phố nghề và lễ hội phố nghề, chợ đêm, hội chợ ẩm thực, lễ hội hoa, hội thi chim cảnh, cây cảnh, các hội thi thể thao như cờ tướng, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền hơi, thể dục dưỡng sinh và nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật.


Hai chiếc áo dài được làm từ chất liệu tơ tằm lụa Vạn Phúc trong Bộ sưu tập Nghìn năm hội tụ của nhà thiết kế áo dài Lan Hương trưng bày trong Hoàng thành Thăng Long.
Khách du lịch nước ngoài tham quan làng lụa Vạn Phúc.
Khách sành nhất về lụa của Thái Lan đến thăm gian hàng lụa Vạn Phúc tham dự triễn lãm di sản lụa Asean tại Thái Lan.
Chiếc cày cổ tượng trưng cho sự kiện nữ Thành Hoàng làng truyền nghề nông cho làng Vạn Phúc
Chiếc máy dệt lụa cổ được lưu giữ tại làng Vạn Phúc
Khu vực phía trước đình làng ngày lễ hội.
Các đại biểu tham dự lngày 19/02/2013 tại Miếu Vạn Phúc ( Đang ngồi trong nhà vì trời mưa )

Cây nhãn tổ trên 100 tuổi trước chùa làng Vạn Phúc.
Cây đa trong miếu làng Vạn Phúc, một trong số sáu cây được phong tặng "Cụm cây di sản Việt Nam"

Chương trình dân ca đồng bằng Bắc Bộ, tại miếu làng Vạn Phúc.
Lễ rước truyền thống làng nghề lụa Vạn Phúc.
Lễ rước truyền thống làng nghề lụa Vạn Phúc.
Khách du lịch tham quan làng nghề Vạn Phúc. Ảnh Hải Linh
Lễ rước truyền thống làng nghề lụa Vạn Phúc.
Lễ rước truyền thống làng nghề lụa Vạn Phúc bắt dầu tại đình làng.
Hàng chục xe jeep thuộc "Hiệp hội xe jeep  miền Bắc" đồng hành cùng đoàn diễu hành lễ hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
Lễ rước truyền thống làng nghề lụa Vạn Phúc.
 
Đoàn nghi lễ Hoa Lư tiến nhạc chào cờ

    Tuần văn hóa du lịch làng nghề dệt lụa Vạn Phúc xuân Quý Tỵ 2013 là dịp để Vạn Phúc phát huy giá trị văn hóa của một địa danh lịch sử giầu truyền thống văn hóa, có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu đời.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét