Kỷ niệm lần
thứ 42 ngày tựu trường của K16 lâm học
ĐHLN VN ( 15/10/1971 – 15/10/2013)
Ngày 19/8/1964, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số 127/ CP về việc thành lập trường Đại học Lâm nghiệp, trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp. Tiền thân của trường Đại học Lâm nghiệp là khoa Lâm học tách ra từ trường Đại học Nông Lâm Hà Nội.
Đông Triều Quảng Ninh. |
- Bộ môn Lâm học có các thầy: Nguyễn Hữu Lộc, Lâm Xuân Sanh, Ngô Trí Lực, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Tiến Nghênh ( Bùi Đình Toái, Trần Đức Hậu, Lê Tám đã được chuyển ra các phòng ban của trường làm công tác quản lý).
- Bộ môn Trồng rừng có các thầy: Triệu Đắc Hào, Nguyễn Hữu Vĩnh, Nguyễn Tiến Thảo, Ngô Quang Đê, Huỳnh Kim Bản, Phạm Xuân Quảng, Nguyễn Lương Phán, Lê Quang Tuyến, Quách Ngọc Lương.
- Bộ môn Điều tra quy hoạch có các thầy: Đoàn Hải, Nguyễn Quang Hà, Ngô Đình Lục, Lê Văn Tấc, Cao Đức Long. Cán bộ phòng thí nghiệm có thầy Triệu Anh Kiệt.
- Bộ môn Đo đạc có các thầy: Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoái, Phí Quang Điện, Trần Trí Đức.
- Bộ môn Thụ mộc gồm các thầy: Nguyễn Văn Dưỡng, Lê Mộng Chân, Lê Nguyên, Đoàn Sĩ Hiền.
- Bộ môn Gỗ và Sâu bệnh có các thầy: Vũ Hân, Lê Thi, Phan Đức Thuội, Phan Ngọc Anh, Đặng Vũ Cẩn, Lê Văn Liễu, Trần Văn Mão, Phạm Văn Kháng và cán bộ hướng dẫn thực hành Nguyễn Văn Trọng.
- Bộ môn Đất Lâm nghiệp gồm một số cán bộ giảng dạy khoa nông học chuyển về gồm có các thầy cô: Ngô Nhật Tiến, Lê Tâm, Nguyễn Xuân Quát, Đỗ Thanh Hoa. Cán bộ phòng thí nghiệm có cô Nguyễn Thị Yến, Lâm Quế Nh , Nguyễn Thị Thanh Hải.
- Bộ môn Thực vật gồm những cán bộ giảng dạy từ khoa Nông học chuyển đến, đó là: Nguyễn Ngọc Tân, Cao Thuý Chung, Trần Hợp, Mai Thứ, Nguyễn Thị Nguyệt, Đặng Thịnh Miên, Nguyễn Liễn. Các bộ phòng thí nghiệm có Nguyễn Tố Huệ, Nguyễn Văn Tài.Khoa Lâm Học lúc đó chỉ có 5 lớp sinh viên.
2/ Giai đoạn xây dựng và đào tạo trong những năm chiến tranh (1964 – 1974)
Đông Triều Quảng Ninh. |
- Ban Chủ nhiệm khoa có 3 thầy: 1 Chủ nhiệm khoa và 2 Phó Chủ nhiệm khoa. Các thầy giáo giữ cương vị chủ nhiệm khoa là:
Thầy Nguyễn Văn Dưỡng, Ngô Văn Ngự, Bùi Viết Ngân
- Số lượng sinh viên vào giai đoạn 1964 - 1974:
Năm học
|
Hệ Chính quy
|
Hệ Tại chức
|
Tổng
|
1964-1965
|
87
|
87
|
|
1965-1966
|
0
|
||
1966-1967
|
106
|
19
|
125
|
1967-1968
|
103
|
103
|
|
1968-1969
|
122
|
19
|
141
|
1969-1970
|
91
|
50
|
141
|
1970-1971
|
99
|
70
|
169
|
1971-1972
|
136
|
46
|
182
|
1972-1973
|
104
|
104
|
|
1973-1974
|
63
|
46
|
109
|
- Ban đầu ở khoa đã có các phòng học, phòng thí nghiệm phòng thực hành và chỗ ở cho sinh viên là các nhà khung gỗ, trát toóc-xi, lợp lá cọ, tranh hoặc phên nứa và một nhà cấp 4 lợp ngói. Cơ sở vật chất này có được là do trường Bổ túc Văn hoá học sinh Miền Nam giải thể bàn giao lại. Bên cạnh đó trong khoa còn có sân bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá và nhà ăn tập thể.
Lãnh đạo khoa và các bộ môn đã tích cực sưu tầm các tài liệu giảng dạy, giáo trình của Liên Xô, Trung Quốc về cho cán bộ giảng dạy tự dịch hoặc thuê dịch làm tài liệu tham khảo cho sinh viên.Đến năm học 1968-1969, vườn ươm mới của khoa Lâm học được xây dựng. Một số giáo trình chuyên môn đầu tiên về Lâm nghiệp được các bộ môn biên soạn và xuất bản như Lâm học, Trồng rừng, Đất rừng, Điều tra rừng, Cây rừng, Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Lục hoá đô thị nông thôn.
Các thầy cô dạy các môn học có : Toán Thầy Long, Thầy Trọng, xác xuất thống kê Thầy Tuất, lý Thầy Lập, Thầy Điền, hóa Thầy Sách, Thầy Kiên, Thầy Thiệu, các môn sinh Thầy Su, Thầy Trạch, Cô Nguyệt, Thầy Thứ, địa chất Thầy Thân, đất và phân Thầy Tiến, Thầy Hoa, Thầy Bình, đo đạc Thầy Thi, Thầy Việt, Thầy Tiến,lâm học Thầy Lộc, Thầy Hùng, cây rừng Thầy Hiền, Thầy Trân, Thầy Huy, điều tra quy hoạch rừng Thầy Việt, Thầy Giao, Thầy Nhâm,trồng rừng Thầy Hào, Thầy Quảng, côn trùng Thầy Anh....
Thời gian này do chiến tranh nên, khoa phải sơ tán các lớp sinh viên về các địa điểm để thực hiện chủ trương học tập kết hợp với lao động sản xuất phù hợp với hoàn cảnh thời chiến. Sinh viên các năm thứ 1 và thứ 2 được sơ tán về các xã Lê Lợi, Hưng Đạo thuộc huyện Chí Linh, Hải Dũng. Sinh viên các năm thứ 3, thứ 4 sơ tán về các cơ sở sản xuất để vừa học lý thuyết vừa kết hợp lao động sản xuất: sinh viên lớp LH7A, LH8A lên lâm trường Sơn Động, Hà Bắc; lớp LH7B, LH8B ở tại xã Đông Mai, huyện Đông Triều. K16 lâm học sơ tán vào xóm Cờ Hồng cách khoa vài km,để lại một tồ nam ở lại khoa vừa học vừa bảo vệ khoa và trực chiến. Tại các địa điểm sơ tán sinh viên ở nhờ nhà dân, nhà trường cung cấp gỗ, tre, nứa làm khung nhà,phần còn lại sinh viên tự túc lên rừng khai thác để dựng lớp học và lán ăn tập thể. Công tác nghiên cứu khoa học vẫn được đẩy mạnh, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã thành công và góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh sản xuất như: Điều tra phân loại tre trúc miền Bắc Việt Nam; Biện pháp phòng trừ sâu hại thông; Phương pháp xác định trữ lượng rừng.
Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, khoa Lâm học luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của Nhà nước giao cho, cung cấp lực lượng phục vụ chiến trường và luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu. K16 lâm học có một số sinh viên lên đường nhập ngũ : Tạ Công Tiến, Nguyễn Xuân Sang ( thương binh ),Đoàn Ngọc Sơn, Nguyễn Hữu Thái, Lương Văn Thiết, Nguyễn Văn Tiến ( thương binh ), Nguyễn Thế Tiến ( liệt sỹ ) và một số anh em khác không nhớ ra.Tấm gương tiêu biểu cho thời kì này là sinh viên Nguyễn Đăng Hải (K14 Lâm học) đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ mặt trận Đường 9, Nam Lào. Thầy Ngô Quang Đê được bầu làm Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh 2 khoá (1965-1971).
3/ Giai đoạn củng cố tổ chức, mở rộng đào tạo ở Đông Triều, Quảng Ninh (1974-1984):
Năm 1973, Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam. Đầu năm học 1973-1974 toàn bộ các lớp sơ tán của khoa Lâm học đều chuyển về trường ở Đông Triều. Tuy không còn chiến tranh, nhưng việc dạy và học vẫn còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn.Các thầy giáo giữ cương vị chủ nhiệm khoa trong giai đoạn này bao gồm: Thầy Vũ Hân, Nguyễn Hải Tuất, Phùng Ngọc Lan, Lê Mộng Chân.
Giai đoạn này, số lượng sinh viên đã tăng đáng kể, mỗi khoá khoa mở thêm một lớp dành cho con em dân tộc miền núi. Đến năm học 1981-1982 đã có hệ Chuyên tu trong khoa Lâm học.Từ khoá 20 đến khoá 24 mỗi năm có một lớp dành cho con em dân tộc vùng cao. Nhưng từ khoá 25, lớp giành cho con em các dân tộc không tuyển sinh nữa mà cho tới sau này khi trường chuyển lên vị trí mới ở Xuân Mai các lớp này mới được khôi phục lại (lớp Cử tuyển).
Số lượng sinh viên giai đoạn 1974 - 1984:
Năm học
|
Hệ chính quy
|
Hệ tại chức
|
Hệ chuyên tu
|
Tổng
|
1974-1975
|
126
|
126
|
||
1975-1976
|
77
|
47
|
124
|
|
1976-1977
|
105
|
35
|
140
|
|
1977-1978
|
241
|
35
|
276
|
|
1978-1979
|
146
|
38
|
184
|
|
1979-1980
|
91
|
23
|
114
|
|
1980-1981
|
179
|
179
|
||
1981-1982
|
241
|
22
|
46
|
309
|
1982-1983
|
140
|
21
|
0
|
161
|
1983-1984
|
164
|
20
|
40
|
224
|
Vấn đề quản lý sinh viên thời kỳ này được thực hiện rất nghiêm, vì vậy chất lượng đào tạo được nâng cao rõ rệt. ở giai đoạn này khoa Lâm học còn tăng tỷ lệ đào tạo học sinh miền Nam nhằm cung cấp nguồn cán bộ Lâm nghiệp cho các tỉnh phía Nam, sau ngày đất nước giải phóng.
Thời gian này khoa Lâm học xây dựng bổ xung thêm nhiều giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành được mua sắm thêm dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ học tập và thí nghiệm. Khoa đã mở thêm vườn ươm Trại Long nhằm nâng cao quy mô sản suất cây con, tăng thực hành, rèn nghề cho sinh viên của khoa. Đến năm 1984, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành đã được hoàn thiện đáng kể; nhiều tiêu bản thí nghiệm phục vụ thực hành được bổ sung; thư viện, vườn ươm đã đáp ứng nhu cầu học tập thực hành và rèn nghề cho sinh viên..Tháng 10/1976 khóa 16 lâm học tốt nghiệp, phần lớn được điều động làm cán bộ tăng cường cho các tỉnh phía Nam sau giải phóng.Tháng 1/1977, các sinh viên khoá 17, 18, 19 của khoa Lâm học đã đi thực hiện công tác điều tra quy hoạch tổng thể phát triển Lâm nghiệp các tỉnh phía Nam theo yêu cầu của Bộ Lâm nghiệp.Năm 1980, thầy Nguyễn Hải Tuất và thầy Ngô Nhật Tiến đã được phong tặng học hàm Phó Giáo sư đầu tiên của trường, đến năm 1984 thầy Trần Thanh Bình cũng được phong tặng học hàm Phó Giáo sư.
Nhìn chung trong suốt 20 năm xây dựng, đào tạo và phát triển ở Đông Triều, Quảng Ninh, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn nhưng khoa Lâm học luôn nhanh chóng ổn định về tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, duy trì đào tạo gắn với thực tế sản xuất và chiến đấu, liên tục phát triển nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong khoa.
4/ Những năm đầu ổn định và phát triển tại địa điểm mới Xuân Mai,Chương Mỹ Hà Nội(1984-1995)
Năm 1984, về cơ bản trường Đại học Lâm nghiệp đã hoàn thành công tác di chuyển vật trang thiết bị từ Đông Triều lên địa điểm mới là thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.Thời gian từ năm 1984-1995, mọi hoạt động trong khoa Lâm học chưa có sự thay đổi lớn. Về địa điểm mới, điều kiện dạy và học của thầy trò còn nhiều thiếu thốn. Khoa chưa xây dựng được các phòng thí nghiệm để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu, cơ sở vật chất giai đoạn mới xây dựng còn thiếu rất nhiều. Năm 1990, trường Đại học Lâm nghiệp đã sát nhập 3 khoa: Kinh tế, Công nghiệp, Lâm học thành khoa Lâm nghiệp. Trong giai đoạn này có các thầy Chủ nhiệm khoa:
- Thầy Phùng Ngọc Lan (1983-1984)
- Thầy Nguyễn Duy Hùng (1984-1985)
- Thầy Lê Mộng Chân (1985-1986)
- Thầy Phùng Ngọc Lan (1986-1990)
- Thầy Ngô Quang Đê (1990-1998)
Với những thành tựu đạt được, ngày 27/11/1992, khoa Lâm học được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3.Tháng 4/1994, khoa Lâm học bắt đầu đào tạo khoá Cao học đầu tiên với số lượng là 40 sinh viên chuyên ngành Lâm học.Trong giai đoạn 1990-1995, khoa Lâm học có 3 thầy giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú:
GS.TS. Nguyễn Hải Tuất
PGS.TS. Trần Thanh Bình
GS.TS. Vũ Tiến Hinh.
Trong giai đoạn từ năm 1995-2006, khoa Lâm học đã có sự phát triển mạnh đa dạng hoá về ngành nghề đào tạo, để phát triển và hội nhập cùng đất nước.Năm 1995, khoa Lâm học bắt đầu đào tạo chuyên môn hoá cho ngành Lâm nghiệp đô thị, đến năm 2001, ngành Lâm nghiệp Đô thị được hình thành. Khoa Lâm học có chuyên ngành tự chọn về Kỹ thuật lâm sinh, Điều tra quy hoạch, Lâm nghiệp đô thị.
5/ Khoa Lâm học đa dạng hóa ngành nghề, đổi mới đào tạo phát triển và hội nhập (1995-tới nay).
Về cơ cấu tổ chức, năm 1996 khoa Lâm nghiệp đổi tên thành khoa Lâm học, Chủ nhiệm khoa là thầy Ngô Quang Đê. Ngày 01/10/1996, khoa Lâm học được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì. Bộ môn Điều tra Quy hoạch rừng được Chính phủ tặng Bằng khen năm 1994 và năm 1998.
Cơ cấu Ban chủ nhiệm khoa thời kỳ này khá biến động:
- Thầy Lê Sỹ Việt, Chủ nhiệm khoa từ năm 1998 đến nay.
- Thầy Phạm Xuân Hoàn, Phó chủ nhiệm khoa từ năm 1998-1999.
- Thầy Hoàng Xuân Y, Phó chủ nhiệm khoa từ năm 1999-2002.
- Thầy Phạm Văn Điển, Phó chủ nhiệm khoa từ năm 2001-2005.
- Cô Bùi Thị Huế, Phó chủ nhiệm khoa từ năm 2001-2006.
- Thầy Phạm Quang Vinh, Phó chủ nhiệm khoa từ năm 2006.
Giai đoạn này khoa Lâm học đã thành lập 2 bộ môn mới là bộ môn Nông lâm kết hợp và bộ môn Lâm nghiệp đô thị, mở thêm 4 ngành đào tạo mới là: Lâm nghiệp Đô thị, Lâm nghiệp xã hội, Nông lâm kết hợp và Công nghệ sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của ngành.
Khoa Lâm học là một khoa lớn nhất của trường, quản lý gần 90 cán bộ và hơn 1000 sinh viên
Những phần thưởng cao quý:
* Thành tích của Khoa:
- Huân chương Lao động hạng Ba năm 1992
- Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1996
Và nhiều phần thưởng cao quý khác.
* Thành tích của các đơn vị trực thuộc khoa:
- Bộ môn Điều tra Quy hoạch rừng được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2001.
- Bộ môn Lâm sinh được tặng bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2005.
- Bộ môn ĐTQH được bằng khen của bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2005.
* Thành tích cá nhân trong khoa:
- Huân chương Lao động hạng Ba:
1. PGS. TS. Trần Thanh Bình, 1997
2. PGS. TS. Ngô Quang Đê, 1997
3. TS. Phạm Ngọc Giao, năm 2004
4. GS.TS. Vũ Tiến Hinh, năm
2004
-
Bằng khen Chính phủ:
1. TS. Phạm Ngọc Giao
2. TS. Phạm Xuân Hoàn
3. TS. Ngô Kim Khôi
4. TS. Trần Hữu Viên
5. TS. Lê Sỹ Việt
-
Nhà giáo ưu tú giai đoạn 1996 đến nay:
1. GS.TS. Ngô Quang Đê
2. TS. Phạm Ngọc Giao
3. GVC. Trần Công Loanh
4. TS. Lê Sỹ Việt
5. TS. Ngô Kim Khôi
-
Chiến sĩ thi đua toàn quốc: 1. TS. Phạm Ngọc Giao
- Chiến sĩ thi đua cấp ngành:
1. TS. Ngô Kim Khôi
2. TS. Phạm Ngọc Giao
3. TS. Lê Sỹ Việt
4. TS Trần Hữu Viên
5. TS. Nguyễn Thị Bảo Lâm
Hơn 50 năm qua khoa Lâm học cùng với trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang lớn mạnh không ngừng cùng với sự phát triển chung của đất nước, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
Lược đăng lại tin của khoa lâm học ĐHLN VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét