Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Áo dài Việt Nam - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI - Phần 8.



Nắng  Sài Gòn em đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu aó ấy vô cùng

       Áo lụa Hà Đông là một phim tâm lý tình cảm đã giành giải Cánh diều vàng 2006 tại LHP VN tại Hà Nội và giải New Current tại LHP Busan Hàn Quốc năm 2007. Chiếc áo dài trắng xuất hiện xuyên suốt bộ phim.Đôi trai gái nghèo, Dần và Gù tất tả dắt díu nhau trốn vào Nam. Họ mong tìm được nơi để họ có thể sống yên ổn bên nhau, thoát khỏi kiếp tôi tớ, cực khổ đọa đày, nơi nhà chủ. Tài sản quý giá nhất, hai người mang theo là chiếc áo dài bằng lụa Hà Đông.Gù lấy chiếc áo dài làm vật đính ước với Dần tại một ngôi miếu hoang, trước lúc lên đường. Đó chính là chiếc áo quấn quanh người chú bé Gù bất hạnh, khi người ta tìm thấy chú nằm trơ trọi dưới gốc cây đa đầu làng.
     Một tác giả phê bình phim có ý kiến : Gù và Dân trốn đi vào thời điểm năm 1945. Vì có cảnh nông dân nổi dậy bắt địa chủ cường hào, phá kho thóc và cảnh Gù và Dần trốn vào Nam bằng đường bộ. Như vậy Gù bị bỏ rơi ít nhất phải trước năm 1930. Nếu thế thì không thể có chuyện Gù được cuốn trong chiếc áo dài bỏ ở gốc đa đầu làng. Vì theo tác giả, áo dài chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam sớm nhất là sau năm 1930, ở trang phục của một số ít phụ nữ giầu có, quý phái ở thành thị.
    Chuyện năm 1945 thì tôi hiểu, nhưng chuyện áo dài trước và sau năm 1930 thì tôi không được rõ. Điều đó thúc đẩy tôi đi tim hiểu, sưu tầm và xin ghi lại hầu chuyện các bằng hữu.
1/ Theo dòng thời gian.
    Không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng thực sự ra sao vì không có sách sử nào ghi lại. Theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Kiểu áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Bên trong có yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả.
 
Áo giao lãnh VN.
Áo giao lãnh VN
Áo giao lãnh VN
Người vợ thứ hai của cả Rinh, con nuôi của Hùm thiêng Yên Thế - Đề Thám, 1901. mặc áo giao lãnh.
Áo giao lãnh VN

      Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân VN
Áo tứ thân VN
Có thể thấy rõ sự phân biệt đẳng cấp trong bức ảnh này, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu  mạc áo  tứ  thân.

Thu Hương chọn mặc chiếc áo tứ thân cách điệu bằng nhung đen.
Áo tứ thân VN
      Trước làn sóng xâm nhập văn hóa ngày càng mạnh của nhà Thanh Trung Quốc, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép ..." (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Như vậy có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), chứ không phải là sau năm 1930. Chúa Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.
Áo ngũ thân, nón quai thao - VN
Áo ngũ thân - VN
Áo ngũ thân - VN
Áo ngũ thân, nón quai thao, vấn tóc thả đuôi gà - VN
Áo ngũ thân - VN
Áo ngũ thân - VN
Áo ngũ thân - VN
     Vào thời Gia Long (1802-1819), chiếc áo dài tứ thân được cải biến thành áo dài ngũ thân, rất phổ biến trong giới quyền quí và dân thị thành. Về ý nghĩa, 4 vạt áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và vạt con thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chớ không thể mặc váy. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:
   "Tháng Tám có chiếu vua ra
    Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!"


Áo dài xưa.- VN
Gia đình vua Bảo Đại trong trang phục áo dài đầu thế kỷ 20.
Áo dài trong lễ tiếp khách triều Nguyễn - Ảnh tư liệu.
    Những năm thập niên 1930,. Một họa sĩ chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Pháp, họa sĩ  Cát Tường đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi.. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn.Kiểu áo dài này gọi là áo dài Le Mur mặc cho đúng mốt, phải mặc với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Kiểu áo dài Le Mur này quá cầu kì và cách tân nên không được đón nhận rộng rãi trong dân chúng. 
 
Kiểu áo dài Le Mur - Họa sĩ Cát Tường.
Cô Hòa Vân trong bộ y phục tân thời mùa Thu của Lemur 1938 (Trịnh Bách )
Cô Nguyễn Thị Hậu - người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Le Mur (Phong Hóa).

   Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ bỏ bớt những nét quá cầu kỳ, cách tân của áo dài Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo dài tứ thân,áo dài ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này rất hài hòa, trọn vẹn giữa cái mới và cái cũ, nên được hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.
Áo dài truyền thống văn hóa Việt Nam.
Áo dài truyền thống văn hóa Việt Nam.
Áo dài truyền thống văn hóa Việt Nam.
Áo dài - một biểu tượng đẹp của văn hóa Việt Nam.
Áo dài the cặp nam , là loại áo dài truyền thống dân tộc việt nam, được dùng mặc trong các dịp lễ tết, loại áo này gồm có một áo dài vải gấm bên trong và một áo dài bằng vải the (voan) mặc phủ bên ngoài.
      Sau năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi tiết kiệm của chính phủ áo dài Việt Nam không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài trong cả nước và sau 1954 ở miền Bắc Việt Nam.
    Ờ miền Nam Việt Nam cuối năm 1958 bà Trần Lệ Xuân đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc. 
 
Bà Trần Lệ Xuân trong kiểu áo do bà thiết kế.
Cô Uyển Diễm trong kieu áo Trần Lệ Xuân.
Bà Trần Lệ Xuân trong kiểu áo do bà thiết kế.

 Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ. Với phần tay này và quần cắt vải xéo thướt tha, áo dài trở thành tà áo vừa quyến rũ, vừa kín đáo phù hợp với hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.Đó là áo dài raglan










 
      Từ đây tà áo dài hiện đại chính thức ra đời và vẫn giữ nguyên nét đẹp ấy cho đến ngày nay, dù đã trải qua bao năm tháng chiến tranh, áo dài vẫn là một biểu trưng của người phụ nữ Việt. Áo dài còn trở nên đặc biệt khi một chiếc áo chỉ may riêng cho một người và chỉ một người ấy mà thôi, không thể sản xuất đại trà, một khi đã may thì may vừa khít với số đo riêng của từng người nên tuyệt nhiên áo dài luôn ôm sát cơ thể rất đẹp.











     Khi nói về quốc phục truyền thống thì chính là nói về chiếc áo dài nữ phục, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ phục). Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục.Áo dài nam phục Việt Nam không được sử dụng rộng rãi..
 
Tác phẩm Áo dài hương sắc Đà Lạt dài 10m của nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng đạt kỷ lục Việt Nam 2009. Chiếc áo dài được kết từ 1000 bông hoa thiên nhiên và hoa nhân tạo.
Cặp áo dài Long Phượng trong bộ sưu tập “Ngàn năm hội tụ”
Hai chiếc áo tạo thành một cặp, mang tên Ngàn năm hội tụ làm băng chất liệu lụa tơ tằm Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội.
Áo dài liền anh, liền chị quan họ Bắc Ninh.


Áo dài liền anh, liền chị quan họ Bắc Ninh.
Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam.

 Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam hay lễ cưới, khi làm lễ ra mắt gia tộc. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC 2006 được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.
     Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của xã hội, Áo Dài cũng ngày càng trở nên đa dạng về kiểu cách, chất liệu (nhưng tơ tằm luôn là lựa chọn hàng đầu), các hoa tiết trên áo. Tuy nhiên trên tất cả, nó vẫn giữ được cái hồn tinh túy của con người Việt, được người dân Việt nâng niu trân trọng mặc trong những dịp lễ quan trọng
2/ Aó dài Việt Nam và áo xường xám Trung Hoa.
    Chiếc áo dài Xường Xám Trung Hoa, còn có tên là chiếc áo dài Thượng Hải. Áo Xường Xám cổ điển là trang phục bắt buộc cho thiếu nữ người Mãn, thời triều đình Mãn Thanh cai trị Trung Quốc( thời kỳ 1644-1911). Ðó là kiểu cổ cao tròn, có ống tay hẹp và bốn mặt vạt áo đều xẻ, có khuy chặn, thắt đai lưng và lúc đầu may bằng da thuộc sau thay bằng vải hay lụa.
      Các nhà vẽ kiểu thời trang Trung Hoa đã lấy căn bản là chiếc áo Xường Xám cổ điển này, kết hợp với một số yếu tố trong trang phục phụ nữ Âu Mỹ, rồi dần dà cải tiến hoàn thiện thành chiếc áo Xường Xám như ngày nay. Nó vừa tượng trưng cho vẻ đẹp e ấp của Ðông phương vừa phô diễn nét đa tình, khêu gợi của Tây phương. 

Áo dài xường xám Trung Hoa có phổ biến tấu rất rộng.
Áo dài xường xám Trung Hoa thường có nút vải bên hông rất rõ.
Áo dài xường xám cổ điển của người Mãn là nền cơ bản của áo dải xường xám Trung Hoa sau này.
Áo dài xường xám thường xẻ tà không cao
     Tuy nhiên nếu ai đó cho rằng áo dài Việt Nam là biến thể từ xường xám Trung Hoa thì rõ ràng là nhầm to.Hai chiếc áo đều lấy căn bản từ hai nguồn gốc áo cổ xưa  khác nhau. Áo dài Việt Nam lấy căn bản từ áo giao lãnh,áo dài tứ thân,áo dài ngũ thân của người Việt Nam,đã được pháp điển bằng chỉ dụ của Chúa Nguyễn Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765). Áo xường xám lấy căn bản từ áo xường xám cổ điển của người Mãn. Cả hai cùng chịu ảnh hưởng của trang phục phụ nữ Âu Mỹ. Cả hai cùng được dần dà cải tiến bởi các nhà vẽ kiểu thời trang và tác động thị hiếu người dùng ở mỗi nước trong sự giao lưu văn hóa ngày càng rộng mở.Người đẹp hai nước có những nét hao hao giống nhau về vóc dáng lại ngẫu nhiên cùng mong muốn có nét đẹp vừa dịu dàng kín đáo e ấp Á Đông, vừa mong muốn có nét đẹp đa tình, khêu gợi của Tây phương. Kết quả là hai chiếc áo : Áo dài Việt Namáo dài Xường xám Trung Hoa song hành ra đời và phát triển. Hai chiếc áo tuy không cùng nguồn gốc có những điểm dị biệt nhưng cũng có những điểm tương đồng. Đó chính là quá trình tiến hóa đồng quy trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ.









Áo dài Việt Nam tung bay ở Vatican.
    Theo cảm nhận thông thường của người Việt Nam thì chiếc Áo Dài Việt Nam có lẽ đẹp hơn. Đơn giản là chiếc Áo Dài Việt Nam kín đáo hơn nhưng vẫn đủ khả năng phô trương nhiều đường nét đẹp hấp dẫn - và không kém phần khêu gợi của phái đẹp Việt Nam. Tuy nhiên công bằng mà nói thì mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười và hơn hết là so sánh giữa hai cái đẹp quả là một việc không thể và không nên làm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét