Địa danh ngã ba Đông Dương - Ngã ba biên
giới Việt-Lào-Cam Pu Chia thuộc ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kom Tum.
Một vùng đất được mệnh danh là một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe. Địa danh luôn
nằm trong ký ức các lớp bộ đội, thanh niên xung phong trên đường vào chiến trường miền Nam, chiến trường
Lào, chiến trường Campuchia trong những năm tháng chiến tranh không thể nào
quên.
|
Trạm kiểm soát liên ngành ở cửa khẩu quốc tế Pu Cưa (Lào) đối diện với cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum).. |
|
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y là cầu nối phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất ngã ba Đông Dương và là điểm đến hấp dẫn của du khách và các nhà đầu tư. |
|
Đường về ngã ba Đông Dương. |
Cột mốc ngã ba biên giới do ba nước Việt -
Lào - Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao hơn 1.000m so với
mặt nước biển, cách thị trấn Playku khoảng 30 km.Cột mốc này do tỉnh Kon Tum tổ
chức thi công xây dựng tháng 12/2007 dưới sự giám sát của chuyên gia ba nước có
chung đường biên giới. Đại diện Bộ Ngoại giao ba nước cùng làm lễ khánh thành
trọng thể vào ngày 18/1/2008. Cột mốc đặc biệt nặng 900 kg , làm bằng đá hoa
cương hình trụ tam giác, cao 2 mét, trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được
gắn quốc huy, năm cắm mốc và tên quốc gia đó
bằng chữ màu đỏ của chính ngôn ngữ nước đó. Đây là cột mốc thứ hai cùng
ghi danh cả ba quốc gia được cắm trên mảnh đất Việt Nam.
|
Cột mốc chung biên giới ba nước Đông Dương làm bằng đá hoa cương, cao 2 mét, hình trụ tam giác, mặt cột mốc phía Việt Nam quay về hướng huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.. |
|
Cột mốc chung biên giới ba nước Đông Dương |
|
Cột mốc chung biên giới ba nước Đông Dương |
Sinh sống ở ngã ba Đông Dương từ khá lâu
có đồng bào dân tộc Brâu, có tập tục đàn ông cà răng, đàn bà căng tai - Một dân tộc
có số lượng người ít vào hàng “đội sổ” trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đồng bào
chủ yếu sinh sống ở thôn Đắc Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Dân tộc
Brâu có một bản sắc văn hóa đặc sắc,hoang sơ quyến rũ đến lạ thường, dù cộng đồng
chỉ còn vài trăm người.Cộng đồng dân tộc thiểu số với vài trăm người này đã được nhà
nước cấp phát từ chăn màn, bát đĩa, rồi nước, phân, giống má, rồi trâu bò, điện,
đường, trường, trạm, nhà văn hóa lẫn nhà rông, giúp bảo tồn từng điệu múa, từng
tiếng chiêng. Đường làng thênh thang, kiên cố, xe ôtô có thể đến đến
từng nhà, nhà nào cũng do nhà nước xây dựng. Ruộng nhà nước san ủi , trang
sửa rất thuận lợi trong trồng trồng trọt. Nhà nước hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp
cây giống cà phê, cao su, cây trồng rừng, cung cấp phân bón.Nhờ đó đời sống của đồng bào khấm khá hơn xưa nhiều. Tuy nhiên luồng gió mới, nhất là du lịch đã làm cho bản sắc văn hóa đặc sắc, hoang sơ quyến rũ đến lạ thường, đang mai một từng ngày.
|
Biểu diễn chiêng tha, sau khi bôi tiết gà lên chiêng. |
|
Dụng cụ bùa chú. |
|
Gương mặt được coi là quyền quý của người phụ nữ Brâu, với nhiều hình xăm. |
|
Người phụ nữ căng tai bằng miếng ngà voi, từ thủa trăng tròn 16. |
|
Người phụ nữ này căng tai bằng bằng nắp chai nước ngọt, vì miếng ngà truyền thống từ thủa trăng tròn đã bán cho những người săn đồ cổ. |
Ngày nay với hình thành khu kinh tế cửa khẩu quốc tế,trong tương lai gần, Bờ Y sẽ sớm trở
thành một khu kinh tế sầm uất nơi ngã ba Đông Dương.Nhờ điều kiện thuận lợi Bờ Y là điểm nối
liền giao thương giữa các nước Lào, Campuchia và các tỉnh đông Bắc Thái Lan với
các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên của Việt Nam.
|
Bia di tích lịch sử quốc gia đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn (1967 - 1975) tại thị trấn Plâyku, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. |
|
Chiếc xe tăng số hiệu 377 của quân đội ta lần đầu xuất trận ở chiến trường Tây Nguyên ngày 24-4-1972, góp phần làm nên chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh và hiện nay trưng bày tại công viên huyện Đắc Tô. |
|
Nhà rông - nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên tại công viên huyện Đắc Tô là nơi thu hút du khách tới tham quan, khám phá.. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét