Những lễ, tục trong đêm giao thừa tết nguyên đán ở Việt Nam gồm 6 lễ, tục : Lễ trừ tịch, Lễ cúng giao thừa, Tục kén hướng xuất hành, Tục hái lộc đầu xuân,Tục xin hương lộc đầu xuân, Tục xông nhà.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp
1/Lễ Trừ Tịch
Lẽ trời
đất có thủy khởi phải có tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu
từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa. Theo Hán Việt Từ Ðiển của Ðào
Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm
vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ Trừ Tịch.
Ý nghĩa của lễ
này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những
cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới.
Lễ Trừ Tịch
theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ Tịch, tức
là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc chín mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ,
cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch.
Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ Giao Thừa.
Xưa kia người
ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ ( Người có chức vị cao nhất về mặt tế lễ trong làng )
hoặc thủ từ ( Người trông coi đinh hoặc đền thờ của làng ) đứng làm chủ lễ. Song song với lễ cúng của làng, người
ta cũng cúng giao thừa ở thôn xóm nữa. Lễ giao thừa ở thôn xóm được tổ chức
hoặc tại các văn chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức
ngay ở điểm canh đầu xóm.Ở đây vị được
cử ra làm chủ lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm.
Một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương
thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai
ngọn nến.
Lễ vật gồm
chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và
vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của Ðại Vương hành khiển. Lễ quý hồ thành bất
quý hồ đa, nhưng dù nhiều dù ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương,
vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương và nhất là không quên được rượu, vì vô
tửu bất thành lễ.
Ðến giờ phút
này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo,
với tất cả sự tin tưởng ở vị tân vương hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì
cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết. Tại đình
làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ thành hoàng hoặc vị phúc thần tại vị
nữa.
Các chùa chiền
cũng có cúng lễ giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, đồng thời với lễ giao thừa,
nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Ðức Ông tại chùa.
Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố không có sân, cũng một chiếc hương án, hoặc một chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên.Các tư gia, tuy người ta vẫn cúng lễ giao thừa với sự thành kính, nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn. Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vật, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cắm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ.
Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố không có sân, cũng một chiếc hương án, hoặc một chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên.Các tư gia, tuy người ta vẫn cúng lễ giao thừa với sự thành kính, nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn. Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vật, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cắm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ.
2/ Lễ cúng giao thừa ở
ngoài trời
Ngày xưa quan
niệm rằng mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc
dưới hạ giới, đứng đầu là một người có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan
toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Ðược mùa,
ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật…Trái lại, gặp phải ông lười biếng
kém cỏi, tham lam…thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ hình
dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về
trời và quan quân mới được cử thì xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.
Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung, tấp
nập, vội vã, thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì.Những phút ấy,
các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời
cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón
người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới trong năm mới.Vì việc bàn
giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong
nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo,
thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Vì cứ tưởng
tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo ý mình như vậy, nên nhiều nhà có của
đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi
những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo
tâm mà phủ hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.
Trong đêm
Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày
nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.Lễ giao thừa ở nhà
xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may,
để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Nhân dịp người ta
thường xin quẻ đầu năm.
3/Tục kén hướng xuất hành
Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi
đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng không còn nhiều người kén giờ và kén hướng nữa.
4/ Tục hái lộc
Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có
tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho.
Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá
xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc.Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến
khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn
quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc.
Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn.
Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người
không đi trong đêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tốt trong mấy ngày đầu năm
và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một
năm hoàn toàn may mắn.
5/ Tục xin hương lộc
Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc
cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương
hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi xin mang hương đó cắm tại
bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa hương đó tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi
thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh
năm.
Trong lúc mang nén hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi
gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may
mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi
thờ tự.
6/ Tục xông nhà
6/ Tục xông nhà
Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ
đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi
từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa
hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về.Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho
gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt vía khác đến xông nhà
cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một
người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông
nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn
lại.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét