Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

NĂM TỴ NÓI CHUYỆN RẮN TRONG TÍN NGƯỠNG, VĂN HÓA VÀ ĐỜI SỐNG.

Bài này gồm các phần sau :
      A/ Rắn trong tín ngưỡng : của người Việt, Hoa, Khơ me, Thái, Ấn , Châu âu, người Thiên Chúa giáo...
      B/Rắn trong văn hóa và đời sống : của người Việt, Hoa, Khơ me, Thái, Ấn , Châu âu, người Thiên Chúa giáo...
      C/ Công tác cứu hộ rắn 

A/Rắn trong tín ngưỡng
-Ở Việt Nam: Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt cổ với hai ý nghĩa chính.
     Một là tục thờ thủy thần, tục thờ này mang ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp. Các đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống. 
     Hai là đối với người Việt Nam, rắn là con vật độc ác, tinh quái, xảo quyệt,thù dai. Cũng chính vì những đặc tính đó mà có một số người thần thánh hóa rắn, thờ cúng rắn như một vị thần để cầu thân, mong rắn không làm hại người. 


Trong miếu thờ Rắn Thần có mào ở Đông Anh(Hà Nội) luôn có trứng gà
   Nhìn chung, rắn không có được hình ảnh tốt,không được đứng vào hàng thần linh trong tâm thức của người Việt. 

 Video : Hình tượng rắn trong tín ngưỡng Việt.

 
 Với người Thiên chúa giáo, rắn là loài bị cho dữ, tượng trưng cho tội ác, quỷ quyệt, hiểm độc, cám dỗ, ghen tị, thù dai, cũng là biểu hiện của quỷ Satan.

Con rắn, Adam và Eva trong vườn địa đàng.
         Theo Kinh Thánh, từ thuở khai thiên lập địa, Chúa Trời đã tạo ra người đàn ông tên Adam cùng muôn thú sống trong Vườn Địa Đàng. Sau một thời gian Chúa Trời lấy một mẩu xương sườn của Adam, hóa phép thành một cô gái xinh đẹp đặt tên Eva và dạy rằng: “Hết mọi cây trong vườn chúng con có quyền ăn, trừ cây biết lành biết dữ ở giữa vườn, nếu ăn vào chúng con sẽ chết.” Đó là Cây Đời Sống (Tree of Life). Hai người sống hạnh phúc bên nhau mấy trăm năm,trong vườn Địa Đàng.
     Một hôm, con rắn “ kẻ quỷ quyệt hơn mọi con thú trên cánh đồng.” đến cám dỗ Eva rằng: “Ăn trái đó không chết đâu, trái lại mắt bà sẽ đẹp hơn và trở nên giống như Chúa.” Eva không cưỡng lại được sự cám dỗ, liền hái "trái cấm "rồi đưa cho Adam cùng ăn. Sau khi ăn, hai người thấy mình lõa lồ nên xấu hổ mới hái lá mà che, sau bị Chúa Trời trục xuất ra khỏi Vườn Địa Đàng. Chúa phán:“… vì thế cái chết xảy đến với tất cả loài người bởi con người là tội lỗi.” Chúa cũng trừng phạt con rắn: “phải đi bằng bụng, và phải ăn bụi trong suốt những ngày của cuộc đời rắn”.
Vì vậy theo quan niệm Thiên Chúa giáo những đứa trẻ mới sinh ra đã mang sẵn tội của tổ tông ( ông bà Adam và Eva), nên cần được đưa đi nhà thờ rửa tội.
      Ở châu Âu, tục thờ rắn phổ biến quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp. Ở đây, rắn không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực về khả năng sinh sản.Ngoài ra, rắn thường lột da để lớn và để loại bỏ các ký sinh trùng trên da nên rắn cũng là biểu trưng của sự tái sinh, hồi phục, tuần hoàn luân hồi và bất tử. 

THẦN ESCULAPE được xem là ông tổ ngành y dược.
    Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, Esculape con trai của thần Apollo được xem là ông tổ của ngành y dược. Một ngày nọ, Esculape trên đường đi gặp một con rắn, ông đã đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy.Esculape thấy vậy nên cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Sau đó, ông thấy một con rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược để cứu con rắn đã chết. Có lẽ đó là sự gợi ý nên từ đó ông để tâm tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi rừng để chữa bệnh cho con người. Esculape được xem như thần bảo hộ của các thầy thuốc.Tranh tượng thần Esculape, người ta thường thấy thần cầm một chiếc gậy làm bằng gỗ cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh.Ngày nay nó là biểu tượng của ngành y tế.
- Người Ai Cập cổ 

Vương miện các Pharaon Ai cập đều chạm trổ hình rắn Naja bằng vàng hay đá quý
      Theo đạo đa thần, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái và khả năng tiên tri. Truyền thuyết Ai Cập thường xem rắn như là một vị thần linh tối cao, vị thần hộ mạng cho các nhà vua. Trên các vương miện của các vua pharaon Ai Cập đều có chạm trổ hình rắn Naja bằng vàng hay đá quý.
-Ở Ấn Độ, 

Naga là hình tượng thần thoại hóa con rắn của Ấn
        Rắn được xem như thần thánh, là biểu tượng của sự tái sinh, bất tử. Hàng năm, lễ hội rắn được tổ chức với hy vọng sẽ đem lại sức khỏe và những điều tốt đẹp cho con người..  Vị thần rắn trong Ấn Độ giáo có tên gọi là Naga. Rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng. Người Ấn còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng 8 hàng năm. Hình ảnh thường thấy ở các đền đài Ấn Độ là vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn quanh mình.

Đối với người Hindu(Ấn độ)

Linh vật Thần Shiva dưới sự che chở của Rắn thần Nagas
     Rắn được coi như thần thánh. Trong lễ hội, người ta chia gạo cho rắn với hy vọng tai ương sẽ qua đi và những điều tốt đẹp sẽ tới. Tín ngưỡng này còn được thể hiện trong điêu khắc, với hình ảnh các vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn ngang mình. Trên các mái, vách của các ngôi đền, hang động cổ, người ta cũng tìm thấy những hình ảnh rắn được chạm khắc.
Với người Thái Lan 

 Rắn là hồn của âm vật, là thần mẹ. Trong văn hóa tâm linh, rắn là vật linh thiêng, mang lại may mắn cho con người. Vì thế ở đền thờ Thái Lan có rất nhiều đền thờ rắn.


- Ở Campuchia 
Tượng thần rắn Naga 7 đầu.
     Thờ rắn còn phổ biến trong tín ngưỡng ở Campuchia. Người Khmer vốn có tín ngưỡng thờ rắn Naga 7 đầu. Rắn 7 đầu là biểu tượng cho thần đất và thần nước. Sau này, do ảnh hưởng của đạo Bà la môn, rắn còn mang biểu tượng nguồn gốc các vị vua lập quốc. Vì thế, các vị vua Khmer thường cho xây dựng các cung điện và đền thờ lớn bằng đá, mà rắn Naga được xem là vị thần canh giữ, chúng xuất hiện trên cầu thang, các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma.


    Trong kiến trúc nhiều ngôi đền cổ của người Khmer, hình ảnh cầu vồng và rắn Naga tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn. Ở Campuchia chùa hay  có hình rắn 7 đầu gọi là thần rắn Naga được trang trí trên các góc mái, lan can, cột cờ... mà về hình thể gần giống như rắn hổ mang với cái mang phình ra rất to,trong cái mang đó có nhiều đầu rắn, thường là 7 đầu.  Dân Campuchia tin rằng vương quốc Khmer là do vua Rắn sáng lập. Rất nhiều đền đài tại xứ này được tạc hình rắn trên tường.

ỞTrung Quốc, tín ngưỡng thờ rắn được biết đến từ khá lâu, qua hình tượng thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn.
 -Trong đạo Phật, có chuyện kể về con rắn hung dữ đã tự ý quấn nhiều vòng làm thành cái bệ cao cho Đức Phật tham thiền, tỏ sự quy phục Ngài.
B/Rắn trong văn hóa và đời sống:

Ở Việt Nam:
    Từ xa xưa, người Việt có nhiều câu chuyện truyền thuyết có liên quan về loài rắn như : Thạch Sanh, Lý Thông, Giã Tràng, Sơn Tinh Thủy tinh.Trong hầu hết các câu chuyện ở Việt Nam, rắn thường gắn với cái ác.Vì người Việt quan niệm rắn là loài đáng sợ . Tục ngữ Việt còn có câu nói lên tính xấu của con người gắn với hình ảnh con rắn như "Khẩu phật tâm xà",  "Cõng rắn cắn gà nhà".


     Đáng chú ý nhất là truyền thuyết pha lẫn với lịch sử có lẽ là "Thảm án Lệ chi viên" 
    Nguyễn Trãi trước khi ra làm quan, ông đã từng mở trường dạy học tại làng quê của mình.Một hôm, Nguyễn Trãi nói học trò phát cỏ trong vườn để làm chỗ dạy học. Đến đêm, ông nằm mơ thấy một người đàn bà dẫn bầy con dại tới xin thư thả ít hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dọn nhà. Đến khi học trò của ông phát cỏ, đập chết một bầy rắn con, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ... Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "tộc" ("họ") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông sẽ bị hại đến ba họ.. Ngẩng đầu nhìn lên, ông nhìn thấy một con rắn lẩn trốn mất ở đầu kia rường cột trên mái nhà. Không nói ra nhưng Nguyễn Trãi biết rằng con rắn đó chính là con rắn mẹ đã  thoát chết, nó đến để cho ông biết rằng nó sẽ trả thù cho cái chết của bầy con thơ bữa trước.

Truyền thuyết cho rằng con rắn đó đã hóa thân thành nàng Thị Lộ vừa đẹp, vừa hay chữ. Nàng giả đò làm cô gái bán chiếu. Sau một lần đối đáp thơ văn, Nguyễn Trãi đem lòng say mê người đẹp. Ông mời Thị Lộ về làm thê thiếp của ông để ngày đêm sáng tối kề cận đối thoại thơ phú.

Ngày kia vua Lê Thái Tôn đến Lệ Chi Viên thăm vị trung thần. Nguyễn Trãi đã cho Thị Lộ đến hầu hạ và họa thơ với nhà vua. Không rõ chuyện gì đã xảy ra tối hôm đó nhưng sáng hôm sau thì vua Lê Thái Tôn băng hà tại Lệ Chi Viên khiến cả nước bàng hoàng. Triều đình mở phiên tòa xét xử và phán rằng, Thị Lộ và Nguyễn Trãi đã âm mưu ám hại vua. Toàn bộ gia đình vị trung thần bị chu di tam tộc.

Đài giọt lệ tại Lệ Chi Viên
Giọt máu thấm ướt ba trang sách hóa ra ám chỉ chu di tam tộc của Nguyễn Trãi. Sử sách không nói gì về Thị Lộ sau khi vua Lê Thái Tôn băng hà. Có lẽ nàng đã biến mình trở lại thành con rắn độc mà luồn vào hang đá tảng ở Lệ Chi Viên mà biến mất một khi đã trả thù được Nguyễn Trãi chăng?Sau này Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ đã được minh oan.

Bàn thờ Nguyễn Trãi và bà Nguyễn Thị Lộ.
 Nhiều người tin rằng giai thoại này nhằm đổ tội cho bà Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần. Họ cho rằng đây là thuật tuyên truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân. Ngày nay giai thoại này đã bị bác bỏ.
Ở Trung Quốccó: Truyện Thanh Xà, Bạch Xà: kể về hai con rắn trắng và xanh tu luyện thành mỹ nữ được quay thành phim bộ với nhiều chi tiết hấp dẫn.Truyện Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung: Tây Độc Âu Dương Phong độc ác, thủ đoạn thường dùng một cây gậy có hai rắn độc ở đầu làm vũ khí, bắt vài ngàn con rắn về luyện thành một đoàn binh rắn, lấy tiếng tiêu làm hiệu lịnh tiến tới hay rút lui. Khi quyết đấu với Hồng Thất Công, ông ta bị thua được tha chết, nhưng lại lén thả rắn độc ra cắn Hồng Thất Công bị thương nặng. Truyện Trương Vô Kỵ trong Cô Gái Ðồ Long học được nghề của Tây Độc cứu sống được người bị Linh Chi Xà mổ.

Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, Esculape - con trai của thần Appolon (thần Thái Dương) và Coronis, con gái vua xứ Thèbes Phlégyas - được xem là ông tổ của ngành Y dược. Esculape không những có khả năng chữa bệnh mà còn có cả biệt tài làm cho người chết sống lại.


    Để tưởng nhớ Esculape, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh. Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Cũng theo truyền thuyết, loài rắn đã được đưa đến La Mã để cứu nguy cho người dân bị nạn dịch hạch đang gieo rắc nỗi khiếp đảm lúc bấy giờ. Có người còn cho rằng, những con rắn của thần Esculape đã chữa bệnh cho người bằng cách liếm các vết thương của người bệnh trong lúc họ đang ngủ.

C/Công tác cứu hộ rắn :
    Những năm gần đây, rắn bị lùng bắt ráo riết trên khắp các cánh đồng. Rắn bị bắt, chuột không còn đối thủ nên sinh trưởng phát triển tràn lan và trở thành nỗi lo cho những người nông dân. Loài rắn bị săn lùng nhiều nhất là những loài rắn độc quý hiếm.Do những người giàu có, sành điệu luôn sẵn sàng chi nhiều tiền để có được những con rắn hổ mang to nhất vì tin những câu chuyện rỉ tai về tác dụng chữa bệnh thần kỳ của nọc rắn hổ mang chúa. Rắn hổ mang chúa là một trong những loài sống thọ nhất, chúng có thể sống tới 30 năm nên kích thước trọng lượng khá lớn. Ở Việt Nam nhiều loài rắn quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng do bị săn bắt ngâm rượu hoặc làm thịt. 
     Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã (ĐVHD) Sóc Sơn, thuộc chi cục kiểm lâm Hà Nội, có chức năng cứu hộ động vật, chuyển giao hoặc thả về tự nhiên Từ khi thành lập (1996) đến hết tháng 9 này, Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Sóc Sơn đã tiếp nhận  Cứu hộ và thả về tự nhiên 3.800 kg rắn các loại, trong đó có 1.500 kg rắn hổ trâu có nguồn gốc từ Malaysia.


    Trạm Cứu hộ ĐVHD (Động Vật Hoang Giã ) Củ Chi, Chi Cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh , từ hơn 6 năm qua, đã cứu hộ và thả về thiên nhiên hàng trăm cá thể rắn quý hiếm. Trong đó, riêng năm 2012, lực lượng cứu hộ đã giải cứu và thả về thiên nhiên 78 cá thể rắn quí hiếm, thuộc 9 loài, trong đó có những loài cực kì quí hiếm như: Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), Rắn cạp nia(Bungarus candidus), Rắn hổ đất (Naja naja), Rắn hổ mèo (Naja kaothia)…có một cá thể rắn hổ mang chúa, nặng 14kg do chùa Hoằng Pháp bàn giao vào đầu năm 2012, một cá thể  rắn hổ mang chúa dài tới 5,2m - tang vật từ một vụ buôn bán trái phép, một cá thể rắn hổ lửa trắng (do biến dị loạn sắc).  
    Năm Quý Tỵ đã đến, hy vọng mọi người sẽ cùng đón một năm mới an lành và không làm hại đến loài rắn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét