Rắn Hổ mang làm bằng vàng. |
* PHẦN 1 : VÀI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI RẮN.
* PHẦN 2 : RẮN MỘT NGUỒN DƯỢC LIỆU QUÝ.
*PHẦN 3 : NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI BỊ RẮN CẮN.
*PHẦN 4 : CÂY XUA ĐUỔI VÀ CÂY DẪN DỤ RẮN.
PHẦN 1: VÀI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI RẮN.
Rắn là động vật máu lạnh bò sát
cùng lớp với các loài bò sát có vẩy như thằn lằn , tắc kè nhưng không có chân.Sự
phát sinh của loài rắn được biết rất ít do một thực tế là bộ xương rắn rất nhỏ
và dễ vỡ, khiến cho việc tạo thành hoá thạch khó xảy ra. Tuy nhiên có sự thống
nhất chung trên cơ sở hình thái học: Loài rắn tiến hoá từ tổ tiên của loài thằn
lằn. Nghiên cứu gần đây dựa trên công nghệ gen và sinh hoá xác nhận điều này: rắn
tạo ra loại nọc độc có chung một nguồn gốc với một vài họ thằn lằn còn tồn tại.
1/Săn mồi
Tất cả các loài rắn đều ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và những động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, trứng các loài khác hay sâu bọ. Một số loài có nọc độc để giết chết con mồi trước khi tiêu thụ. Một số loài khác thì xiết mồi đến chết. Thậm chí có những loài rắn nuốt sống cả con mồi. Hầu hết rắn khi bị nhốt thì rất dễ cho ăn, trừ một số loại đặc biệt.
Xương hàm dưới của rắn rất linh hoạt, hai hàm của nó
không gắn liền cố định mà đa phần được nối thẳng vào sọ, cho phép chúng mở rộng
miệng để nuốt trọn con mồi dù cho con mồi có lớn hơn nhiều so với đường kính
thân rắn. Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng mỗi khi nuốt mồi lớn rắn phải đảo hàm
dưới của nó.
Sau khi ăn, rắn trở nên lười biếng và thụ động trong khi
hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động rất mạnh, nhất là
khi phải tiêu thụ 1 con mồi lớn. Ở một số loài rắn, toàn bộ hệ thống tiêu hóa
sẽ nghỉ ngơi giữa những bữa ăn để tránh thất thoát năng lượng do rắn ăn khá ít;
trong vòng 48 giờ hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ con mồi. Ở
loài rắn đuôi chuông Mêhicô, năng lượng được chuyển hóa rất nhiều trong khi
tiêu hóa, cơ thể chúng có thể tăng lên đến 14 độ C so với môi trường xung
quanh. Vì vậy, khi đang tiêu hóa mồi mà bị tấn công đột ngột, rắn có thể nôn
con mồi ra để đối phó với sự đe dọa bất ngờ đó. Tuy nhiên, khi không có động
tĩnh, bộ tiêu hóa của rắn hoạt động rất hiệu quả, có thể hấp thụ mọi thứ trừ
lông và móng của con mồi, chúng sẽ chuyển 2 thứ này xuống hệ bài tiết của rắn.
Thỉnh thoảng khi cố nuốt một con mồi quá lớn rắn có thể chết. Axít trong dạ dày
rắn phần lớn không chuyển hóa được các loại thực vật thành chất dinh dưỡng.
Loài rắn thường không cắn người, tuy nhiên có trường hợp
những đứa trẻ bị trăn khổng lồ tấn công trong rừng nhiệt đới. Ngay cả một số
loài rắn vốn được xem là hung dữ cũng rất ít khi nào cắn người nếu chúng không
bị giật mình hay bị khiêu khích, ngoài ra chúng thường lảng đi nơi khác. Phần
lớn rắn không độc hoặc độc của chúng cũng không gây chết người.
Rắn Lục |
Thông thường, rắn ăn thịt những loài động vật gặm nhấm Có
một vài ngoại lệ như rắn lục, chỉ ăn sâu bọ. Nói chung, rắn thường ăn một số
loại thức ăn cố định như chuột hoặc chuột hoang gerbil ( đối với rắn chúa).
2/Da rắn
Da rắn được phủ kín vảy. Hầu hết rắn di chuyển dựa vào lớp vảy này. Da rắn khá nhẵn hoặc có hạt. Mi mắt rắn trong suốt và thường xuyên đóng kín, được gọi là vảy mắt. Rắn lột da để lớn theo theo chu kỳ. Không giống những loài bò sát khác, cách thức lột da của rắn giống như người ta tháo bỏ một chiếc bít tất: nó cọ đầu và mũi vào những vật cứng, như đá, cho tới khi da rách và chúng bắt đầu lột.
Mục đích cơ bản của việc này là để trưởng thành; lột da
cũng khiến rắn loại bỏ ký sinh trùng. Sự tái sinh này biểu hiện cho một sự hồi
phục như trong bức tranh Rod of Asclepius(cái gậy của Thần Y Thuật).
Ở các loài rắn thuộc chi Caenophidia, số vảy bụng và hàng
vảy lưng của nó tương ứng với số đốt xương sống; nhờ vậy các nhà khoa học không
cần phẫu thuật cũng có thể theo dõi được.
Khi rắn lột da, nếu không có đủ độ ẩm thì sẽ rất nguy
hiểm, lớp da khô không thể bị lột ra. Lớp da bám lại sẽ là nơi sản sinh ra bệnh
tật và vi khuẩn. Một phần nhỏ ở cuối đuôi rắn không hề thay đổi khi rắn lớn lên
có thể thắt chặt nó; để giải quyết vấn đề, rắn tự cắt đứt đường máu đưa tới
khúc đuôi đó và từ từ nó sẽ rụng đi.
3/Di chuyển
Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy. Những chiếc vảy này vô cùng cứng rắn, không lớn lên tương ứng theo sự trưởng thành của thân thể rắn. Vì vậy cứ 2-3 tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mà còn có chức năng như bàn chân để rắn trườn bò: khi di chuyển, thân dài và nhỏ của nó uốn thành hình chữ S, phía dưới thân thể theo sát bộ phận phía trên để bò lên cùng vị trí ấy. Khi bò, các vảy trườn theo bộ phận lồi ra, rắn dùng đầu nhọn của các chiếc vảy để trèo lên những đám cỏ hoặc đám đất gồ ghề. Rắn bay :Một số loại rắn đặc biệt có khả năng lướt nhanh, hầu hết là thuộc chi Chrysopelea. Chúng có khả năng phóng/bay rất xa, khoảng 13,7 mét trong không khí.
4/Sinh sản
Rắn sinh sản bằng nhiều cách. Hầu hết rắn đều đẻ trứng, và đa số số này cũng rời bỏ trứng của chúng sau khi đẻ; tuy nhiên, một số loài giữ trứng trong cơ thể chúng đến khi trứng nở. Gần đây, khoa học xác định được một số loài rắn đẻ con, giữ con của chúng trong nhau thai hoặc một thứ tương tự túi noãn; đây được xem là một điều khác thường trong giới bò sát. Việc giữ trứng trong cơ thể cho đến lúc nở thành con là một cách giúp rắn mẹ kiểm soát nhiệt độ cho các con chúng và bảo vệ con khỏi những khắc nghiệt của môi trường.
5/Rắn độc ở Việt Nam
Ở Việt Nam có khoảng 150 loài, trong đó 13 loài rắn biển, hầu như loài nào cũng rất độc và có khoảng 34 loài rắn độc sống trên cạn, trong đó có 05 rất nguy hiểm nổi tiếng có thể cắn chết người, cụ thể là rắn hổ mang, rắn hổ mang chúa, rắn lục nưa, rắn cạp nong (rắn mai gầm vàng), rắn cạp nia (rắn mai gầm bạc). Nhiều người cho rằng rắn bị quáng “không thấy” vào ban ngày, nhưng kỳ thực không phải vậy, rắn Hổ Mang thường có khả năng phun nọc rất chính xác trong khoảng cách 3 mét và thường phun vào mắt có thể gây mù; lưỡi rắn thường chẻ 2, có rất nhiều mút thần kinh rất nhạy, thường thò ra thụt vào để tầm nhiệt, những loài vật có máu nóng, tỏa thân nhiệt sẽ bị rắn đánh hơi và tìm đến, khi đến gần, rắn có thể bất ngờ phóng tới bắt mồi hoặc tấn công người rất nhanh. Rắn tuy không có chân, nhưng dưới bụng rắn có lớp vảy cứng cử động được khi rắn làm động tác co duỗi thân mình khiến rắn có thể trườn tới trước và có loài di chuyển nhanh đến 30km/giờ; rắn leo được lên cây cao, bờ tường, nóc nhà, bơi dưới nước, sống trong các bờ bụi quanh ao hồ, ruộng rẫy hoặc trong đám cỏ nơi khô ráo… nên có thể là mối nguy hiểm bất ngờ cho những người và vật vô ý đụng phải rắn.
RẮN HỔ MANG |
Rắn độc sử dụng nước bọt, chất độc tiết qua những chiếc nanh trong miệng chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi (ngược lại, đa số loài rắn không độc xiết con mồi đến chết). Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn. Rắn độc gồm một vài họ và không có sự phân chia chính thức dùng trong trong phân loại. Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng, giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân. Rắn sử dụng độc tố thần kinh, như loài rắn cây đước độc tính cao, có nanh nằm ở phía sau miệng đồng thời nanh cong về phía sau. Điều này gây khó khăn cho rắn để sử dụng nọc cũng như cho các nhà khoa học muốn lấy chúng.
RẮN HỔ MANG CHÚA. |
Nọc rắn rất độc, thành phần có thay đổi tùy theo loại rắn, nhưng điểm chung nọc rắn là ở dạng protein, có thành phần là các polypeptide, các loại enzym có hoạt tính sinh học rất mạnh dù chỉ với lượng cực nhỏ, có tác dụng phá hủy các tế bào thần kinh và tế bào máu, làm rối loạn đông máu gây ra hiện tượng tắc mạch và xuất huyết, gây liệt cơ làm ngưng thở, ngưng tim. Nọc của loài rắn Mamba sống ở Châu Phi, có thể giết chết một con voi; rắn Naja ở châu Mỹ La tinh, rắn Taipan ở châu Úc, vùng châu Á có loài rắn Hổ Mang bành Cobra (còn có tên Naja)… đều có thể cắn chết người. Ở Việt Nam nọc của loài rắn lục chỉ cần 100mg, rắn hổ mang chỉ 15 mg, rắn cạp nong 10mg hay rắn cạp nia 1mg có thể giết chết người lớn.
RẮN CẠP NIA |
Khi bị rắn Cạp nia cắn thường lúc đầu không đau mà chỉ tê tê nên nhiều người không chú ý mà bị chết. Chổ cắn không bị sưng, không đổi màu nhưng thịt thường co giật, nhiễm độc tới đâu co giật đến đó, gây xuất huyết (đau bụng), ngạt thở rồi chết, có chảy máu âm đạo và chảy máu hậu môn. Kinh nghiệm nhân dân nếu bắt đầu đau bụng là khó cứu sống. Rắn Hổ Mang cắn thường ít đau, vết cắn sung nề, tiếp theo yếu liệt, buồn ngủ, cũng dễ chết do tê liệt trung tâm hô hấp, liệt cơ, giản mạch nội tạng nhưng lại co thắt tiểu động mạch và mao mạch. Người bị Rắn Lục cắn thấy đau đớn, vết cắn sưng phù, tím bầm, phỏng nước xuất huyết tạo thành những vết đỏ trên da, sau đó nạn nhân khó thở, co giật, choáng và chết
RẮN CẠP NONG |
Nếu bị rắn Hổ Mang phun nọc vào mắt thì hãy nhanh chóng rửa thật nhiều nước rồi chuyển nhanh đến bệnh viện lớn. Khi bị rắn độc cắn, không nên chủ quan nhìn qua vết cắn (kinh nghiệm cho rằng có 2 vết răng là do bị rắn độc cắn hoặc nhiều vết răng hình vòng cung là do rắn thường cắn) mà đoán do rắn độc hoặc rắn không độc cắn, cần phải khẩn trương cấp cứu ngay vì nạn nhân có thể chết rất nhanh trong vòng vài giờ.
Cấp
cứu rắn cắn theo thứ tự sau:
1. Dùng dây (vải, nylon, dây nịt, dây cao su) thắt garô
phía trên vết cắn 2 - 3 cm mức độ vừa để ngăn máu trở về tim. Ghi thời gian
thắt ga rô để thầy thuốc theo dõi;
2. Rửa sạch vết cắn bằng một trong những dung dịch sau:
- Nước trái chanh: vắt nước trái chanh rửa vết cắn, lấy
miếng chanh xoa lên vết cắn vì nước chanh chứa a-xít citric có thể làm kết tủa
phần nào protein của nọc rắn, có thể thay bằng nước phèn chua đậm đặc. Theo
kinh nghiệm dân gian: nếu nơi vết cắn phản ứng xuất hiện màu tím bầm do xuất
huyết dưới da cục bộ thì nghĩ ngay là do rắn rất độc cắn như rắn Hổ Mang,
Mai Gầm…; nếu nơi vết cắn phản ứng xuất hiện màu đỏ hồng thì nghĩ đến loài rắn
độc vừa như rắn lục…
- Hoặc dùng rượu trắng hoặc nước thuốc tím rửa vết cắn.
3. Dùng dao lam hoặc vật bén rạch rộng trên miệng vết cắn
hình chữ thập (+) mỗi gạch khoảng 2cm để nặn cho ra thật nhiều máu;
4. Giác hút máu cho đến khi đỡ đau nhức, và thường cho
uống rượu Hội hoặc cho uống, đắp lên vết cắn nhiều loại thuốc Đông y khác;
5. Uống rượu Hội hay viên Hội(2): song song với các bước cấp cứu trên thì cho nạn nhân
uống rượu Hội, mỗi lần uống một muỗng canh, 15 phút uống/lần hoặc uống 10 – 15
viên Hội cho đến khi tiến triển qua cơn nguy kịch hoặc nạn nhân hồi phục mới
thôi;
Phòng
rắn cắn: không nên cho tay, chân vào những hang, hốc hoặc nơi mà
mình không nhìn thấy rõ; không cắm trại dưới tán cây, chung quanh có nhiều cỏ
rậm, gần chỗ có nhiều nước xung quanh; không ngồi cạnh gốc cây, gò đống hay bờ
ruộng có nhiều hang chuột, hang mối; không vơ cành cây, cỏ khô bằng tay trần
trong lúc trời tối; không đi chân trần (nên mang ủng) khi đi ra ngoài trong đêm
tối, nhất là vùng nông thôn, ruộng rẫy, rừng núi; không trêu chọc rắn hoặc đứng
gần rắn; không sờ vào miệng rắn, dù rắn chết rồi nếu bị răng rắn xóc vào tay
nọc rắn vẫn còn độc như rắn sống cắn.
PHẦN 2 : RẮN MỘT NGUỒN DƯỢC LIỆU QUÝ.
Rắn Hổ mang chúa |
Rắn là một dược liệu quý được người Việt sử dụng từ lâu.Trên thế giới có khoảng 1000 loài rắn trong đó có khoảng 410 loài rắn độc. Ở VN có khoảng 195 loài rắn trong đó có khoảng 41 loài rắn độc.Trong bài này xin giới thiệu một số loài rắn độc ở VN và thế giới hay được sử dụng làm thuốc :
1/Họ
rắn hổ ( Elapidae )
Họ này gồm 11 loài cần chú ý
một số loài sau :
RẮN HỔ MANG THƯỜNG:
RẮN HỔ MANG THƯỜNG |
Tên khác : hổ mang bành, hổ
mang lửa, hổ mang đeo kính, hổ đất, hổ mang thường. Cần phân biệt với loài hổ
mang chúa.
Tên khoa học : Naja naj L…Họ
Rắn hổ Elapidae
Đặc điểm : dài khoảng 1 tới
2 mét , tiết diện thân hình tam giác, đầu không phân biệt với cổ, khi bị tấn
công hay kích thích nó ngẩng cao đầu khỏi mặt đất, cổ banh to ra hiện rõ một nửa
hoặc hai vòng tròn trắng. Lưng có màu xám đen hoặc nâu đen hay vàng lục có thể
có vạch ngang nhỏ hơi sáng. Đặc biệt ở cá thể non cổ có mắt kính ở mặt lưng, bụng
trắng nhạt nổi lên nhưng vệt ngang. Đôi khi rắn có màu trắng hoàn toàn ( bạch
xà ) do biến dị loạn sắc. Dạng này ít gặp nên có người cho là rắn thành tinh.
Rắn hổ mang thường có nọc rất độc.
Rắn hổ mang thường có nọc rất độc.
RẮN HỔ MANG CHÚA.
RẮN HỔ MANG CHÚA. |
Còn gọi là Nhãn kính vương
xà. (Naja hannah Bourret), thân dài 3 tới 4 mét có khả năng bạnh cổ nhưng không
băng hổ mang thường. Lưng rắn trưởng thành thường có màu vàng lục hay nâu đôi khi có màu đen chì.
Rắn non có màu đen, có nhiều vạch ngang sáng, ở cổ có chữ A màu vàng nhạt, đầu
có 3 vảy chẩm lớn, vẩy má thiếu.
Rắn hổ mang chúa khác hổ
mang thường ở chỗ : chiều dài thân hổ mang chúa dài hơn ( khoảng 4 mét so với
khoảng 1 mét. Độ bạnh cổ hổ mang chúa ít hơn. Vẩy dưới đuôi hổ mang chúa trước
1 hàng sau 2 hàng, hổ mang thường vảy đuôi 2 hàng. Hổ mang chúa tấn công người
khi canh tổ bảo vệ con, nọc độc mạnh hơn hổ mang thường.
ĐỜI SỐNG CỦA RẮN HỔ MANG
Ở VN rắn hổ phân bố ở khắp
nơi : làng mạc, vườn tược, gò đồng, bờ đê, hang chuột, tổ mối …
KIẾM ĂN thường vào ban đêm,
chuột , rắn , ếch nhái…Rắn hổ lột xác quanh năm thường tập trung vào tháng 8,12,và
thàng 1,2 năm sau.
SINH SẢN : Hổ mang giao phôi
vào tháng 4 đầu tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6,7 chủ yếu tháng 6. Hổ mang thường
mỗi con đẻ khoảng 6 tới 20 trứng. Hổ mang chúa đẻ nhiều hơn khoàng 20 tới 30 trứng.
Thường con cái cuốn lấy trứng để bảo vệ.
Tháng 8 trúng nở, thời gian nở từ 50 tới 57 ngày. Rắn con mới nở có khả năng bạnh
cổ và cắn chết người.
Rắn hổ mang thường không chủ động tấn công
cắn người, thường nó chỉ cắn khi dẫm phải hoặc người dẫm phải cành cây đè lên
nó thì nó mới cắn để tự vệ. Ban ngày rắn hổ lành hơn ban đêm. Rắn non dữ hơn rắn
trưởng thành. Lượng nọc độc chết người là 15 mg.
RẮN CẠP NONG:
RẮN CẠP NONG. |
Tên khác : Rắn đen vàng, rắn
hổ lửa, rắn ăn tàn, rắn mai gầm ( miền Nam )
Tên khoa hoc :Bungarut
fasciatus Schneider
Đặc điểm : là loại rắn lớn,
dài khoảng 1 tới 2 mét. Thân có khoanh đen khoanh vàng xen kẽ , tiết diện thân hình tam giác, thân
có 15 hàng vẩy, nút đuôi tù, thiếu vẩy má.
Phân bố và nuôi rắn : Cạp
nong là loài được phân bố rộng khắp đồng bằng và trung du. Trên thế giớiff từ bắc
Ân độ qua Myanma tới miền nam TQ, các quốc gia Đông nam á.
Sinh thái : Cạp nong thường sống nơi cao ráo
nhưng gần nước như : bờ ruộng, bờ ao, bờ đìa, trong các hang chuột, tổ mối, gò
đống …thường sống đơn độc, chỉ mùa lạnh mới thấy 2 tới 3, 4 con một hang. Chúng lột xác như các loai
khác chủ yếu vào tháng 1,2 thường trong hang. Kiếm ăn ban đêm ăn liu diu, rắn
mòng, nhái. Giao phối trong hang váo tháng 3 và đẻ trứng vào tháng 4-6. Chúng đẻ
từ 6-15 trứng trong hang, các trứng dính vào nhau thành cụm hoặc nhiều cụm. Rắn
mẹ quấn lấy trứng trong thời gian ấp. Rắn mẹ trong thời gian mang trứng vẫn kiếm
ăn. Rắn cạp nong chậm chạp, ít căn người, nhưng vì nọc rất độc, nên khi đã cắn
người thì rất khó chữa.
Tên khoa học : Bungarus candidus
L.
Đặc điểm : Cạp nia là loài rắn
lớn, dài từ 1 mét trở lên, lưng có những khoanh đen hoăc nâu xen kẽ khoanh trắng
hẹp hơn khoanh đen, khoanh đen không liền qua bụng, sống lưng tròn không có gờ
nổi như cạp nong, có 15 hàng vẩy quanh thân, nút đuôi nhọn, thiếu vảy má, mặt
dưới đuôi có một hàng vẩy.
Phân bố : phân bố rộng khắp vùng nam và đông
nam á. Thường ở nơi cao ráo gần nước như cạp nong. Lột xác vào tháng 12 và
tháng 2 năm sau. Kiếm ăn ban đêm thức ăn chuột lươn, rắn éch nhái.
Sinh sản : Giao phối tháng
1.2 đẻ trứng tháng 5,6 trung bình từ 9 tới 15 trứng. Cạp nia quấn trứng để bảo
vệ. Trứng nở tháng 7,8 . Rắn cạp nia chậm chỉ cắn người khi bị tấn công. Nọc rất
độc, độ độc gấp 4 lần rắn hổ.mang.
2/ Họ rắn
nước ( Colubridae )
Có nhiều loại, bài này chỉ giới 1 loài hay dùng làm thuốc.
Tên khoa học : Ptyat korros
Schlegel - Họ rắn nước - Conubridae
Rắn dáo nhỏ dài khoảng 2 mét
màu nâu xám hoặc lục xám bụng nhạt hơn lưng hoặc trắng ngà leo cây bắt chuột giỏi, không có nọc độc.
3/VÀI SẢN PHẨM TỪ RẮN.
a/Thịt
rắn được đông y
coi là một vị thuốc bổ có công dụng chữa những bệnh thần kinh đau nhức,tê liệt,
bán thân bất toại, các cơn co giật, chữa nhọt độc, bị cảm trợn mắt miệng méo.
Ngày uống 4-12g dưới dạng thuốc sắc,
thuốc bột hay thuôc rượu
Tính chất thịt rắn trong sách cổ
đông y là vị ngọt, mặn, tính ôn, có độc vào kinh can. Có tác dụng khử phong
thấp, định kinh giảm, những người huyết hư sinh phong thì không dùng
được.
b/Rắn ngầm rượu thuốc.: Rượu tam xà là rượu
có ngâm 3 con rắn : 1con hổ mang + 1 con cạp nong + 1con rắn dáo. Rươu ngũ xà
là rượu có ngâm 5 con rắn : 1 hổ mang + 1 cạp nong + 1 cạp nia + 1 hổ trâu + 1
rắn dáo. Có người thay hổ trâu bằng rắn dáo hay rắn sọc dưa. Rượu thất xà là rượu có ngâm 7 con rắn . Có nhiều
cách thức , trong đó có 1 cách đơn giản như sau :Bắt rắn mổ bụng bỏ hết phủ tạng
(chỉ lấy mật để riêng) lau sạch trong ngoài bằng giấy lau miệng nhúng cồn hoặc
rượu. Cho rắn vào bình đổ ngập rượu 400, ngâm khoảng 100 ngày có thể dùng
được.Người ta còn ngâm phối hợp các bài thuốc bổ như Bổ huyết trừ phong, Thập
toàn đại bổ, Phong tê thấp.
c/Rượu Mật Rắn
Mật rắn thường dùng phối hợp với nhiều vị
thuốc khác để chữa ho, đau lưng, nhức đầu khó chữa. Có khi ngâm với rượu mà
uống. Trong sách cổ ghi mật rắn có độc, dùng với liều thấp
Rắn Hổ mang ngâm rượu làm thuốc. |
Cách
bào chế:
-Lấy mật rắn còn nguyên túi vừa lấy khỏi mình rắn nuốt chửng hoặc ngâm rượu. Cách dùng:
-Nuốt chửng nguyên mật rắn ngày 1 hoặc 2 lần hoặc dùng 3 mật rắn khác loại (thường chọn hổ mang, cạp nong, rắn ráo).
-Lấy kim sạch chích lấy mật pha với 30ml rượu gạo 300. Chia uống 3-4 lần trong ngày khi bụng no. Nếu có nhiều mật rắn thì tăng liều theo tỷ lệ trên.
Công dụng:
-Giảm đau nhức khớp xương, chỉ khái, định suyễn, đau lưng.
Chủ trị:
-Viêm đa khớp (sưng, nóng, đỏ, đau và có sốt nhẹ).
-Hen suyễn mãn tính.
-Lấy mật rắn còn nguyên túi vừa lấy khỏi mình rắn nuốt chửng hoặc ngâm rượu. Cách dùng:
-Nuốt chửng nguyên mật rắn ngày 1 hoặc 2 lần hoặc dùng 3 mật rắn khác loại (thường chọn hổ mang, cạp nong, rắn ráo).
-Lấy kim sạch chích lấy mật pha với 30ml rượu gạo 300. Chia uống 3-4 lần trong ngày khi bụng no. Nếu có nhiều mật rắn thì tăng liều theo tỷ lệ trên.
Công dụng:
-Giảm đau nhức khớp xương, chỉ khái, định suyễn, đau lưng.
Chủ trị:
-Viêm đa khớp (sưng, nóng, đỏ, đau và có sốt nhẹ).
-Hen suyễn mãn tính.
d/Nọc
rắn độc:
Ở nước ta việc khai thác nọc rắn độc làm thuốc còn chưa nhiều. Nọc rắn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, hạ huyết áp trong bệnh cao huyết áp, nhưng phổ biến nhất có loại thuốc xoa dùng chữa thấp khớp, viêm cơ.
Cần kể đến hai nhóm chế phẩm Tây y rất công hiệu được sản xuất từ nọc rắn, một là huyết thanh kháng nọc rắn, đây là kháng thể chống nọc rắn chiết xuất từ huyết thanh con ngựa được gây miễn dịch trước đó bằng nọc rắn, như kiểu sản xuất huyết thanh chống uốn ván SAT. Huyết thanh chống nọc rắn đã cứu chữa thành công nhiều trường hợp bị rắn độc cắn. Hai là các chiết xuất từ nọc loài rắn như barbouri (thuốc thử nghiệm chống đông máu, do ức chế sự tổng hợp fibrinogen, integrilin (thử nghiệm trong điều trị cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim), các peptid có khả năng ức chế sự men chuyển (điều trị bệnh cao huyết áp)...
e/Mỡ rắn trị bỏng, chốc đầu trẻ nhỏ, bằng cách bôi mỡ lên vùng bị phỏng bị chốc.
Ở nước ta việc khai thác nọc rắn độc làm thuốc còn chưa nhiều. Nọc rắn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, hạ huyết áp trong bệnh cao huyết áp, nhưng phổ biến nhất có loại thuốc xoa dùng chữa thấp khớp, viêm cơ.
Cần kể đến hai nhóm chế phẩm Tây y rất công hiệu được sản xuất từ nọc rắn, một là huyết thanh kháng nọc rắn, đây là kháng thể chống nọc rắn chiết xuất từ huyết thanh con ngựa được gây miễn dịch trước đó bằng nọc rắn, như kiểu sản xuất huyết thanh chống uốn ván SAT. Huyết thanh chống nọc rắn đã cứu chữa thành công nhiều trường hợp bị rắn độc cắn. Hai là các chiết xuất từ nọc loài rắn như barbouri (thuốc thử nghiệm chống đông máu, do ức chế sự tổng hợp fibrinogen, integrilin (thử nghiệm trong điều trị cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim), các peptid có khả năng ức chế sự men chuyển (điều trị bệnh cao huyết áp)...
Rắn ngâm rượu làm thuốc. |
f/Xác
rắn (xà thoái) là xác con rắn bỏ lạo khi nó lột. Trong sách cổ ghi xác rắn
tính bình, vị ngọt, mặn, không độc vào can kinh. Có tác dụng khứ phong, sát
trùng, tan mộng, dùng chữa những chứng kinh nguy hiểm của trẻ em, sát trùng,
trị đau cổ họng, lở ghẻ. Ngày dùng từ 6-12g dưới hình thức thuốc sắc hay đốt
cháy mà dùng.
4/TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM.
PHẦN3: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI BỊ RẮN CẮN.
Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu và chế
biến dược liệu Quân khu 9 (Thường gọi là
Trại rắn Đồng Tâm), rộng 12 ha thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Xuất phát từ việc
nguồn rắn độc ở nước ta ngày càng hiếm do sự săn bắt, tận diệt của con người và
môi trường sống của chúng dần bị thu hẹp. Trung tâm được giao nhiệm vụ bảo tồn
các loài rắn, đặc biệt là loài rắn hổ chúa và hổ mang chúa đang nằm trong
chương trình bảo tồn gen quốc gia.
Ngoài rắn,
trại còn nuôi bảo tồn nhiều loài thú quý hiếm khác như trăn, gấu, hươu, nai,
rái cá, chồn vàng, cua đinh vàng, cá sấu, đà điểu, đại bàng trắng, quạ đen, bìm
bịp... như là một vườn thú nhỏ phục vụ nghiên cứu của học sinh, sinh viên,
nhưng cũng rất hấp dẫn đối với du khách trong, ngoài nước.
Không chỉ nghiên
cứu khoa học Trung tâm còn có một khoa chuyên cấp cứu và điều trị rắn độc cắn.Năm
2011 Trại rắn Đồng Tâm cấp cứu và điều trị 1.176 ca bị rắn độc cắn, riêng 10
tháng đầu năm 2012 đã điều trị hơn 900 ca
Nhiều năm
qua Trại rắn Đồng Tâm còn bào chế nhiều loại dược phẩm quý như rượu rắn, cao
rắn... dùng để chữa các bệnh về xương, khớp. Đặc biệt nhất là Cobratox, loại
thuốc dùng xoa bóp với thành phần chính là nọc rắn hổ. Ngoài ra còn có mỡ trăn
dùng chữa bỏng hoặc da bị nứt nẻ, bột rắn lục chữa thoái hóa cột sống... Riêng
huyết thanh kháng nọc rắn do Trại rắn Đồng Tâm phối hợp cùng Viện Pasteur TP.HCM
và Viện Vaccine Nha Trang nghiên cứu, bào chế và cung cấp cho hệ thống bệnh
viện trên toàn quốc rất hiệu quả.
PHẦN3: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI BỊ RẮN CẮN.
Từ đầu mùa hè
đến cuối đông là mùa rắn đi ra khỏi nơi cư trú, tìm mồi và sinh sản, chính vì
vậy tần suất bắt gặp rắn và bị tai nạn do rắn cắn thường rất cao. Hàng năm cứ
tới mùa hè tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai số lượng bệnh nhân tới
khám và điều trị vì nguyên nhân rắn cắn ngày càng đông, có ngày tới hàng chục
bệnh nhân. Biểu hiện của rắn cắn rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy
vậy yếu tố quan trọng nhất là do rắn độc hay rắn thường (rắn lành – không độc),
triệu chứng có thể nhẹ như sưng nề, ngứa chỗ bị cắn tới đau, buốt, sưng nề,
hoại tử, nặng hơn có biểu hiện liệt cơ toàn thân, sốc nhiễm độc nhiễm trùng,
thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí đúng cách.
Việt Nam là một đất nước có đa dạng sinh
học cao, đặc biệt là các loài bò sát, trong đó có rắn. Theo y học cổ truyền rắn
được biết đến như một loài dược liệu quý; rắn còn được coi là một món ăn có hàm
lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, rắn độc cắn là một tình trạng bệnh lý nguy
hiểm tới tính mạng.
Có nhiều loài rắn độc, ước tính tại Việt
Nam có khoảng 53 loài thuộc 2 họ chủ yếu là họ rắn hổ (có tên khoa học là
Elapidae) và họ rắn lục (Viperidae). Họ rắn hổ thường gặp là cạp nia (khúc đen
khúc trắng - Bungarus candidus và Bungarus multicinctus), cạp nong
(khúc đen khúc vàng - Bungarus fasciatus), cạp nong đầu đỏ (Bungarus flaviceps),
hổ mang bành (còn gọi là hổ đất, hổ phì - Naja kaouthia, Naja Atra), hổ mang
chúa (Ophiophagus hannah)… Họ rắn lục thường gặp là rắn lục tre (Cryptelytrops
albolabris, tên gọi cũ Trimeresurus albolaris), rắn lục xanh (Viridovipera
stejnegeri, tên gọi cũ Trimeresurus stejnegeri), rắn khô mộc (Protobothrops
mucrosquamatus, tên gọi cũ Trimeresurus mucrosquamatus), rắn chàm quạp (Colloselasma
rhodostoma)… Tùy từng họ rắn mà dạng nọc độc có chứa các thành phần
khác nhau, khi cắn cũng gây các triệu chứng khác nhau.
Phân biệt
rắn thường và rắn độc
Câu hỏi đặt ra khi bị rắn cắn là rắn thường
(không có nọc độc, không gây chết người) hay rắn độc (có nọc độc nếu không được
cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến tử vong hoặc tàn tật). Nhận biết ra loại rắn góp
phần quan trọng để đưa ra hướng chẩn đoán và xử trí đúng đắn. Trên thực tế có
thể nhận biết rắn thông qua xác định trực tiếp các đặc điểm hình thái học của
con rắn và biểu hiện triệu chứng của người bệnh.
Hai đặc điểm dễ phân biệt nhất giữa rắn
thường và rắn độc là răng rắn và đồng tử. Đồng tử rắn độc có hình elip trong
khi đó đồng tử của rắn không độc thường có hình tròn. Rắn độc thường có 2 móc độc
ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới còn các răng khác đều thoái hóa biến mất. Móc độc
vốn là răng biệt hóa thành dụng cụ dẫn nọc độc từ tuyến nọc tới cơ thể nạn nhân
khi rắn tấn công. Còn rắn lành có cả 2 hàm răng, đều nhau, không có móc độc.
Dựa vào đặc điểm răng rắn có thể phân biệt
được người bị rắn thường và rắn độc cắn căn cứ vào vết răng để lại trên cơ thể
nạn nhân. Vết răng của rắn độc điển hình thường có dạng 2 vết kim châm cách
nhau khoảng 0,4-0,6 cm hoặc 2 vết xước
da mảnh song hành. Vết răng của rắn lành có dạng hai hàm răng thành 2 hình vòng
cung là nhiều vết răng đối xứng nhau. Vết răng của rắn thường cắn thô hơn (to
rõ hơn là vết móc độc do rắn hổ cắn).
Nọc rắn độc
cực kỳ nguy hiểm
Nọc rắn độc được coi là có chức năng bất
động, tiêu hóa và đe dọa kẻ thù. Có những đặc điểm này là do trong thành phần của
nọc rắn độc chứa phức hợp của protein, lipid, sắc tố…, trong đó các chất có hoạt
tính tác động thần kinh (làm liệt cơ, bất động con mồi), tiêu cơ (tiêu hủy con
mồi), hoạt hóa các yếu tố đông cầm máu (gây rối loạn đông cầm máu), rối loạn nhịp
tim… Khi bị rắn cắn, tác động của nọc rắn gây nên hai nhóm triệu chứng chính là
nhóm triệu chứng tại chỗ và và nhóm triệu chứng toàn thân.
Rắn Hổ chúa. |
Tại
chỗ cắn hay gặp nhất là sưng, nề và hoại tử, mức độ phát tác các triệu chứng phụ
thuộc vào số lượng nọc. Nếu nọc nhiều, tốc độ sưng nề từ chi bị cắn lan xa
nhanh chóng, gây đau buốt, thậm chí chèn ép vào mạch máu, thần kinh gây hội chứng
chèn ép khoang, nếu không được điều trị kịp thời dẫn tới tình trạng sốc nhiễm độc,
nhiễm trùng. Rắn hổ mang bành và hổ mang chúa thường hay gây ra nhóm triệu chứng
này nhất, tuy vậy điểm khác nhau cơ bản là vết cắn do rắn hổ chúa không có biểu
hiện hoại tử tổ chức. Rắn lục cắn cũng gây sưng nề, nhưng ít khi hoại tử, mức độ
đau thường không nhiều bằng nhóm rắn hổ mang cắn, tuy nhiên thường gây chảy máu
nhiều tại vết cắn, chảy máu thường không tự cầm, kèm theo có thể chảy máu tại
các vị trí khác của cơ thể như: chảy máu dưới da, niêm mạc; đái máu; đi ngoài,
nôn ra máu; thậm chí có thể xuất huyết não… Điều cần lưu ý là có loài rắn hầu
như không có triệu chứng tại chỗ, nhưng triệu chứng toàn thân rất nặng nề, điển
hình là nạn nhân rắn cạp nong, cạp nia cắn, tại vết cắn hay gặp nhất là hai vết
móc độc như vết kim châm, khó tìm, nếu không để ý có thể bỏ sót triệu chứng tại
chỗ.
Triệu chứng toàn thân hay gặp là liệt cơ,
mức độ liệt phụ thuộc vào loại rắn, số lượng nọc, điều kiện và khả năng phát
tán nọc rắn. Gây ra triệu chứng liệt thường do rắn cạp nia, cạp nong, hổ chúa
và hổ mang bành (loài Naja Kouthia) cắn; hổ mang chúa gây liệt rất nhanh nhưng
hồi phục sớm sau một vài ngày; rắn cạp nia, cạp nong cắn gây ra liệt cơ toàn
thân, ban đầu thường rõ nhất là liệt hầu họng, các cơ mắt biểu hiện bằng đau họng,
khó nuốt, khó há miệng, sụp mi mắt, giãn đồng tử, nặng dần dẫn tới liệt chi, liệt
cơ hô hấp khiến bệnh nhân không thở được, nếu không được cấp cứu bệnh nhân sẽ tử
vong nhanh chóng vì suy hô hấp do liệt cơ. Một số triệu chứng toàn thân khác do
rắn độc cắn cũng hay gặp như rối loạn nhịp tim, rối loạn điện giải, xuất huyết…
Điều cần lưu ý là khi bị rắn cắn bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng vì một số
nguyên nhân như sốc phản vệ với nọc rắn, suy hô hấp cấp do liệt cơ, loạn nhịp
tim.
Xử trí khi
bị rắn cắn
Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện
pháp nhưng tránh làm những điều có hại thêm cho bệnh nhân, trước mắt cần ổn định
tình trạng bệnh nhân, không làm nạn nhân hoảng loạn. Thực hiện các biện pháp an
toàn phù hợp để tăng thải đồng thời hạn chế hấp thu nọc độc như có thể chích, rạch,
nặn máu (làm với nhóm rắn hổ), băng ép chi bị cắn, chú ý không chích rạch vết
thương do nhóm rắn lục cắn, đồng thời liên hệ chuyển bệnh nhân đến ngay cơ sở y
tế có khả năng cấp cứu, hồi sức và dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu hoặc
Trung tâm Chống độc để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Không nên mất nhiều
thời gian và sức lực để tìm thầy lang thuốc lá vì sẽ làm chậm trễ quá trình đến
bệnh viện và có thể làm mất đi cơ hội được cứu sống.
Rắn Lục bạc đầu. |
BS. Lê
Quang Thuận, TS. Phạm Duệ
TRUNG TÂM
CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Trị rắn cắn bằng trái đu đủ non
PHẦN 4 : Cây xua đuổi và cây dẫn dụ rắn.Trị rắn cắn bằng trái đu đủ non
(Theo dược sĩ Đỗ Huy Bích)
Rắn là
loài động vật săn mồi từ khi trời chập choạng tối đến sáng hôm sau. Vì vậy, hàm
lượng và độ độc của nọc rắn lúc này sẽ nhiều hơn thông thường. Nếu bị rắn cắn
vào thời điểm này, nạn nhân sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn. Theo kinh nghiệm Đông
y, có thể dùng trái đu đủ non để sơ cứu tại chỗ vết rắn cắn nhằm giữ tính mạng
cho nạn nhân. Cách thực hiện như sau:
- Thắt
garo cách vết rắn cắn 5 - 10cm về tim, xiết vừa đủ chặt. Cứ 20 phút lại nới
nhanh về phía tim khoảng 5cm.
- Nặn máu
độc ra cho đến khi hết.
- Dùng dao
đâm vào trái đu đủ non (cỡ bằng một nắm tay).
- Lấy bông
gòn thấm mủ đu đủ rồi đắp lên vết thương do rắn cắn.
- Có thể
dùng garo định vị miếng bông gòn trên vết cắn.
- Bổ nhỏ
trái đu đủ (lấy cả vỏ lẫn hạt), giã nát.
- Thêm 1
chén nước vào, khuấy đều.
- Vắt lấy
nước rồi cho người bị rắn cắn uống. Cứ 15 phút uống một lần. Mỗi lần 3 muỗng
canh, cho đến khi muốn đi đại tiện.
- Sau đó,
chuyển bệnh nhân đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để tiếp tục chữa
trị.
A/Các loại cây xua đuổi rắn
1. Cây nén
Cây Nén - Họ Hành |
Thuộc họ
hành, thường được gọi là hành tăm, hành trắng. Đây là một loại gia vị đặc biệt
vì tinh dầu trong củ, lá của cây có mùi thanh và cay hơn so với hành hoặc tỏi
nên khi ngửi được mùi từ xa là các loài rắn đã tìm cách lẩn tránh và không dám
đến gần. Vì vậy, người dân miền Trung thường trồng cây nén xung quanh nhà để
“trừ” rắn, ngăn chúng bò vào nhà. Theo lương y Nguyễn Công Đức, nếu muốn dùng
nén “đuổi” rắn thì nên trồng thành hàng liên tục bao quanh nhà, hàng rào hay
trồng trong các chậu cây đặt trước nhà. Khi ngửi được mùi của cây nén, rắn sẽ
chuyển hướng bò sang nơi khác.
2. Hoa lan tỏi
Cây Hoa lan tỏi. |
Hoa lan
tỏi còn được gọi với những cái tên quen thuộc là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh
hồng, hoa bâng khuâng… Đây là một loại cây có thân leo, hoa màu tím, thường
được trồng trên cổng nhà. Chúng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt,
chống rôm sảy... nên là một vị thuốc an thần tốt, giúp bổ thận, bớt đi tiểu
đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng... Vì lá cây này có mùi tỏi rất nồng, thậm chí nồng
hơn cả tỏi nên mới được đặt tên là lan tỏi. Và cũng nhờ có mùi cay nồng khó
chịu đó mà lũ rắn mới tránh xa những khu vực có trồng cây này.
3. Sắn dây
Cây Sắn dây |
Sắn dây
cũng là một trong số những loại thực vật có tác dụng xua đuổi rắn. Nó còn gọi
là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát… Nhựa tiết ra từ
cây sắn dây có thể khiến rắn sợ và tránh xa.
4/Quan niệm sai lầm
Một số người cho rằng cây sả, cây lưỡi hổ cũng có tác dụng xua đuổi rắn.
Tuy nhiên, theo lương y Công Đức, cây sả chỉ là một loại gia vị thường dùng để
làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn làm từ rắn chứ không hề có chức năng
đuổi rắn. Còn cây lưỡi hổ (còn gọi là cây lưỡi cọp vằn, hổ thiệt vằn, hổ vĩ )
không có tác dụng đuổi rắn. Vì loài cây này không tiết ra tinh dầu hoặc chất gì
có thể làm rắn sợ mà tránh xa cả.
|
1. Bạch hoa xà thiệt thảo
Cây Bạch hoa xà thiệt thảo. |
Còn được
gọi là cỏ lưỡi rắn trắng, bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo... Đây là
loại cỏ mọc bò ở những nơi ẩm, ưa mát, sống quanh năm. Chúng có mặt ở ba miền,
thường thấy ở bên vệ đường, mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Lá cây có hình mác thuôn,
dài khoảng 1,5 - 3,5cm, rộng 1 - 2mm, nhọn ở đầu, dai, gần như không có cuống,
lá có khía răng cưa ở đỉnh. Đến mùa, hoa nở trắng xóa. Hoa nhỏ có đài hình giáo
nhọn, ống đài hình cầu. Người dân thường gọi loài cây này là cỏ lưỡi rắn trắng
vì rắn rất thích ở gần loài cây này, ở đâu có chúng là ở đó có rắn.
2. Bạch hoa xà
Cây Bạch hoa xà. |
Cây này
còn có tên gọi khác là đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, bạch tuyết hoa. Bạch
hoa xà thuộc họ đuôi công, sống ở nơi ẩm mát. Cây cao khoảng 0,3 - 0,6m, thân
xù xì. Lá mọc so le, hình trái xoan. Hoa có màu trắng, mọc ở ngọn và nách lá.
Cây ra hoa quanh năm, nhiều nhất vào tháng 5, 6. Cây này có thể trồng bằng một
đoạn cành hoặc phần thân ở gần gốc. Nó phát triển tốt ở nơi ẩm mát, đất tơi
xốp, có nhiều mùn. Tuy là cây có mùi hương thu hút rắn nhưng theo lương y Công
Đức, trong Đông y, loài cây này là dược liệu quý được dùng để chữa viêm da, sỏi
mật, viêm gan, ung thư hay làm sáng mắt...
3. Sa nhân tím
Cây Sa nhân tím. |
Sa nhân
cao 1,5 - 2,5m, quả hình cầu, mặt ngoài có gai ngắn, mềm, màu tím, có vị ngọt
nên thường là thức ăn của loài chuột, sóc, nhím… Trong khi đó, rắn lại rất
thích ăn chuột. Vì vậy, mùa sa nhân tím kết trái cũng là lúc rắn tìm về những
nơi có cây sa nhân tím để săn mồi. Do đó, nó được xem là một loài thực vật “dụ”
rắn. Sa nhân tím ưa ẩm, chịu bóng mát, thường mọc thành đám ở ven rừng, nhiều
nhất là theo hành lang các khe suối. Vì vậy, khi đi rừng, người dân nên cẩn
trọng, chớ đi gần khu vực có nhiều sa nhân vào mùa cây này kết trái.
C/Thuốc đuổi rắn.
C/Thuốc đuổi rắn.
Ngoài việc sử dụng cây xanh, nếu
muốn xua đuổi rắn ra khỏi khu vực sinh sống, hoặc để rắn không lại gần mình,
người dân có thể chế thuốc để đuổi rắn bằng cách lấy 10 củ nén giã nhỏ trộn với
5g hùng hoàng hoặc dùng 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương và một ít thuốc lá sợi,
giã nhỏ, đựng vào một túi vải, đeo bên mình. Mùi dược liệu bốc ra sẽ làm rắn
tránh xa.
(Theo dược sĩ Đỗ Huy Bích)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét