Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

ANH GIÁP NHẬN NHÀ MỚI TẠI HÀ NỘI.



Tin vui ngày 19-6-2014, anh Nguyễn Văn Giáp cựu sinh viên K16 lâm học ĐHLN VN từ Hà Tĩnh đã ra nhận nhà mới (căn hộ chung cư Hòa Phát ) ở đường Hoàng Minh Giám Hà Nội. Nhóm K16 Lâm học Hà Nội đã tới gặp mặt mừng anh Giáp nhận nhà mới.
   Blog k16 của cựu sinh viên K16 lâm học ĐHLN VN xin chia vui và chúc mừng anh Nguyễn Văn Giáp.




Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

THƯ MỜI HỌP MẶT K16 LÂM HỌC ĐHLN LẦN THỨ 7.



TP Huế, ngày 06, tháng 6 năm 2014
  Các bạn thân mến!
   Họp mặt lần thứ 6 tại Tp.Huế, chúng ta hẹn nhau lần thứ 7 tổ chức tại TP  biên cương Cao Bằng ( theo sự vui vẻ nhận đăng cai của anh Lưu Chí Bảo ).
Tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình hiện nay, anh Bảo không thể tổ chức được. ( Anh Bảo rất lấy làm tiếc và rất mong bạn bè thông cảm! )
      Ban liên lạc k16 lâm học  chúng tôi đã trao đổi, tham khảo nhiều ý kiến và đi đến thống nhất chọn Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình làm địa điểm tổ chức họp lớp lần thứ 7 và thời gian họp lớp sẽ tổ chức trong 2 ngày 19 ,20/8/2014.
Ban liên lạc rất mong các bạn thu xếp việc gia đình, bố trí thời gian để đến dự họp lớp đông đủ.
Chương trình dự kiến như sau:
- Ngày 19/8/2014:
Sáng: Đón tiếp các bạn tại địa điểm: Khách sạn Công Đoàn - 185 Trương Pháp, Phường.Hải Thành, Tp.Đồng Hới, Quảng Bình.
Chiều: Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa
Tối: Họp lớp, giao lưu văn nghệ
- Ngày 20/8/2014:
Sáng: tham quan động Thiên Đường (một trong những động đẹp nhất của di sản thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng)
.Chiều: tắm biển Nhật Lệ
- Ngày 21/8/2014: Trả phòng KS, chia tay nhau
Ngoài chương trình trên, BTC có dự kiến bố trí thêm các điểm tham quan khác nếu thời gian cho phép. Ăn uống, nghỉ ngơi do BTC sắp xếp.
Lưu ý: Để tạo thuận lợi cho việc tổ chức họp lớp (đăng ký chỗ ăn, nghỉ tại KS, phương tiện đi lại...) đề nghị các bạn đăng ký chính thức trước ngày 20/7/2014.
Mọi liên lạc cho Bạch Lê Quang theo số điện thoại:090.351.2259 hoặc 0543.824372 - Hoặc cho Cao Xuân Chính số điện thoại: 0912.190.986
(Thư này thay cho giấy mời)

TM. BLL LỚP K16 LÂM HỌC.
Bạch Lê Quang
  


KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN QUẢNG BÌNH.



Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

K16 LÂM HỌC NHÓM HÀ NỘI DU LỊCH - THÁNG 05/2014.



Khoa Thưa gửi  quý bạn bè hình ảnh “ K16 lâm học - nhóm Hà Nội “ đi du lich đầu tháng 5/2014 để quý bạn bè xem nhé:
- Đi Hòa Bình : ngoài các bạn K16 lâm học, có thêm các khách quý là: Chị Hà phu nhân anh  Coi, chị Ngọc phu nhân anh Thiệu,    cháu  nội và bạn anh Thiệu. 
- Đi Tây Thiên Tam Đảo: ngoài các bạn K16 lâm học, có thêm các khách quý là: Chị Hà phu nhân anh Coi, chị Cúc phu nhân anh Chữa, em Phúc nhân viên cơ quan anh Coi, em Hiền em dâu chị Thưa.







































Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN TRONG CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982.


 Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (WEF Đông Á) ngày 22/5 ở Manila, Philippines.,.Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định :” Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”
Trích phần : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của Hãng AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam.
  


1/Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào. Nó bao gồm toàn bộ các dạng sông, suối và kênh dẫn nước, đôi khi bao gồm cả vùng nước trong phạm vi các vũng hay vịnh nhỏ. Theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển, các quốc gia có biển được tự do trong việc áp dụng luật pháp của mình trong việc điều chỉnh bất kỳ việc sử dụng nào liên quan tới nội thủy cũng như các nguồn tài nguyên trong đó. Tàu thuyền nước ngoài không có quyền tự do đi qua vùng nội thủy, kể cả qua lại không gây hại. Đây là điểm khác biệt chính giữa nội thủy và lãnh hải. Để đi vào vùng nội thủy, tàu thuyền nước ngoài phải xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền và chỉ được đi lại theo đúng hành trình đã được cấp phép.

2/ Lãnh hải hay hải phận là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (tức vùng đặc quyền kinh tế). Chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như đối với các vùng nước nội thủy, do có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải. Cũng lưu ý rằng chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời trên lãnh hải cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng lãnh hải này. Trong vùng trời phía trên lãnh hải, các quốc gia khác không có quyền tự do qua lại vô hại đối với các phương tiện bay (máy bay chẳng hạn). Đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, quốc gia ven biển cũng có toàn quyền định đoạt.

3/ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm liền kề vùng lãnh hải. Theo khoản 2 điều 33 Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982 thì Vùng tiếp giáp lãnh hải không được mở rộng quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở mà từ đó bề rộng của lãnh hải được đo đạc.
Vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia không phải là vùng mà quốc gia đó có đầy đủ mọi thẩm quyền tài phán. Tuy nhiên, trong vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia thì các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó có các quyền chủ quyền sau:
1.     Ngăn chặn sự vi phạm các luật hay quy định của quốc gia đó về hải quan, tài chính, di cư hay vệ sinh trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải của mình;
2.     Trừng phạt sự vi phạm các luật và quy định trên đây, đã được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải của quốc gia đó.
 
Vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981  trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng 05/2014.

4/ Vùng đặc quyền kinh tế Trong luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (tiếng Anh: Exclusive Economic Zone - EEZ; tiếng Pháp: zone économique exclusive- ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng được quy định trong phần V - Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982, trong đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần đảo), các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều được điều chỉnh bởi các quy định thích hợp của Công ước này. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý (khoảng 370,4 km) tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra đó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền.
Khái niệm này của các quốc gia được phân chia vùng đặc quyền kinh tế đã cho phép kiểm soát tốt hơn các vấn đề trên biển (nằm ngoài giới hạn lãnh thổ mà quốc gia có đầy đủ chủ quyền) đã thu được sự chấp thuận của đa số quốc gia vào cuối thế kỷ 20 và đã được gắn với sự thừa nhận quốc tế theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển thứ ba năm 1982.



5.Thềm lục địa:
     Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của Quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bở ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý. Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể mở rộng ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý.
       Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là những đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển này không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa (bao gồm các tài nguyên phi sinh vật và các tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư), thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia ven biển. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại một cách “nghiễm nhiên”, không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.


       Tuy nhiên, khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý, quốc gia ven biển có nghĩa vụ đóng góp tài chính theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia đều có quyền lắp đặt cáp và ống dẫn ngầm ở thểm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của cáp hoặc ống dẫn ngầm./.








Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

QUẢNG BÌNH QUÊ TA ƠI !

Kỳ họp mặt lần thứ 7 của cựu sinh viên K16 lâm học ĐHLN VN đang được thương lượng tổ chức tại Quảng Bình. Vậy xin trân trọng giới thiệu video về Quảng Bình :


Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

TIẾNG GÕ CỬA ĐẦU XUÂN GIÁP NGỌ - 2014.

   Khoa Thưa chúc mừng năm mới đến mọi người, mọi nhà trong đại gia đình K16 lâm học đầy sức khỏe và an lành.
  Xin gửi tới bạn bè ảnh du xuân của nhóm k16 lâm học HN chụp  tại nhà anh Dương Văn Coi, thay cho tiếng gõ cửa đầu xuân Giáp Ngọ - 2014.
Hàng trước có: Chị Hà là người yêu anh Coi bế cháu nội, em Hương cùng công tác ở Cục Lâm Nghiệp, hàng sau có anh Thắng là phu quân của  Ninh. Những  người còn lại thì quen quá rồi nhỉ !