Từ lâu đời những
người người Việt đồng bằng Bắc bộ đã sống quần tụ thành làng. Làng là một tập hợp những
người có thể có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất
định. Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, với lệ làng riêng, độc lập một cách tương đối, là
một vương quốc nhỏ , trong vương quốc lớn qua nhiều thời kỳ
lịch sử.. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không
chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu vật thể chung như đình
làng, chùa làng v.v…, mà còn là sự gắn bó các quan hệ phi vật thể về tâm linh, về tình cảm,
về chuẩn mực xã hội, đạo đức.
Đồng
bằng Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt,là cái nôi hình thành
văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu
được nhiều giá trị văn hóa truyền thống nhất trong cả nước.
Đồng bằng Bắc bộ chỉ tương đối bằng
phẳng. Khí hậu bốn mùa tương đối rõ nét, sông ngòi khá dày gồm các dòng sông
lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã và nhiều sông nhỏ. Thủy văn có hai
mùa rõ rệt : mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn và mạnh
nước nặng phù sa. Chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần
nước xuống. Nước triều không ảnh hưởng sâu trong nội địa.
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống
với nghề trồng lúa nước.Tuy biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng
người Việt đồng bằng Bắc Bộ không mặn mà với rừng và biển,nên không hăng hái trong hai việc,“ Nhất phá
sơn lâm, nhì đâm hà bá.” Người dân đồng bằng Bắc bộ hiền lành, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, nặng ân tình, tin nhân quả, trọng thứ bậc trong gia đình xã hội, coi đó như một chuẩn mực đạo đức.
Đất đai ở Bắc Bộ không nhiều, dân
cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người
Việt Bắc bộ đã làm thêm nghề thủ công..
|
Cặp áo rồng phượng gồm áo nam thêu hình 1.000 rồng, áo nữ thêu hình 1.000 phượng, mỗi tà áo sau dài 10m, ngang 0,83m, được làm từ 200m lụa tơ tằm làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội |
|
Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng - làng đúc đồng Ngũ Xã - quận Ba Đình TP Hà Nội đang hoàn tất quả chuông đồng 5 tấn. |
Ở đồng bằng Bắc bộ, có tới hàng trăm
nghề thủ công. Có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người
thợ có tay nghề cao. Một số nghề có lịch sử phát triển lâu đời và nổi tiếng như
nghề gốm Bát Tràng , nghề dệt lụa Vạn Phúc, luyện kim - đúc đồng Ngũ Xã.
|
Nón lá làng Chuông - Thanh Oai - TP Hà Nội. |
|
Làng gốm sứ Bát Tràng Đông Anh TP Hà Nội. |
Trên nền điều kiện tự nhiên, xã hội đó
theo dòng lịch sử , một cảnh quan văn hóa vật thể : Cảnh quan làng quê Bắc Bộ
Việt Nam
được hình thành.
1/ Dòng sông, bến đò, cây đa,cây gạo, , nhịp cầu
tre, con đê đầu làng,lũy tre xanh:
|
Cây đa đầu làng. |
|
Cây gạo bên bến sông. |
Mỗi làng quê thường gắn liền với một dòng
sông, với một bến đò xưa nhiều kỉ niệm, xa xôi nhiều năm rồi lòng vẫn thương,
tình vẫn nhớ. Bến đò xưa có cây hoa gạo cháy đỏ suốt một góc trời, có cây đa cao ngất
cúi mình tỏa bóng mát, là điểm cao báo cho mỗi đứa con xa quê biết sắp về đến
quê nhà.
|
Cây đa làng. |
Khúc Hát Sông Quê
.
Cô lái đò
.
Bến đò xưa có con đò nhỏ và cô lái đò ngày ngày đưa khách qua sông. Bao khách tình quân hỏi :“ Đò còn chuyến qua ?”. Thế rồi :Bỏ thuyền, bỏ bến,
bỏ dòng sông, cô lái đò kia đi lấy chồng. Vắng bóng cô em từ dạo ấy, để buồn cho những khách sang sông.
Trên dòng sông quê hương ấy, cũng có thể là
“ cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che”. Nơi mà “chiếc cầu là nơi hò hẹn của
đôi ta, đêm trăng sáng trên cầu anh thổi sáo, đêm trăng sáng dưới cầu em
giặt áo”
Qua sông, qua đò, qua cầu thì đến con đê
đầu làng với bao kỷ niệm, vui buồn.Chờ đợi niềm vui “Hôm
qua em đi tỉnh về.Đợi em ở mãi con đê đầu làng” và đón nhận nỗi buồn “ Ngày lấy chồng em
đi qua con đê, Con đê mòn lối cỏ về”. Để rồi trên con đường đê quen thuộc ngày nào anh vẫn đứng chờ em.Nay lối mòn ngày xưa, còn mình anh thơ thẩn trong chiều.Anh quay về nẻo xưa, tìm chút hương sưởi ấm tâm hồn. Ngày về nàng đã vu quy, duyên ta như thế buồn không hỡi người.
|
Nay lối mòn ngày xưa còn mình anh thơ thẩn trong chiều. |
|
Đàn cò chập chờn bay về tổ ấm. |
|
Nắng chiều nghiêng đàn trâu về. |
Trên con đê đầu làng còn có lơ thơ hàng tre già, nắng chiều nghiêng đàn trâu về, xa xa
từng cánh cò chập chờn bay về tổ ấm. Làng quê Việt thật đẹp êm đềm biết bao.
2 Cổng làng:
|
Cổng làng La Phù-Hoài Đức-Hà Nội. |
|
Hội làng Ước Lễ rước qua cổng làng. |
Cổng làng là một trong những bộ phận cấu
thành không thể thiếu của làng quê cổ truyền vùng Bắc Bộ. Cổng làng chứng kiến
bao thăng trầm của làng quê và những con người nơi đây. Những dấu vết của tuổi
thơ, đánh bi, đánh đáo, tha thẩn, lê la đứng ngồi ngóng mẹ về những buổi chợ
quê. Thương nhau hò hẹn chốn cổng làng. Những người con xa xứ, khi về lại quê
nhà, bước qua cổng làng là biết mình đã về tới mái nhà thân yêu, về tới
mảnh đất chôn rau cắt rốn.
3/Đình làng:
Mỗi làng Việt bao giờ
cũng có một ngôi đình. Đình thờ thành hoàng, người có công lập ấp mở mang nghề
nghiệp chăm lo cho dân, hoặc có công đánh giặc giữ nước. Đình làng là ngôi nhà
chung to lớn, kiến trúc đẹp, trang trọng, thiêng liêng nhất làng. Đình là đại
diện, là biểu tượng của làng, là nơi tụ họp dân làng trong mọi sinh hoạt chung
của làng.
|
Đình làng Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội. |
|
Đình làng Chuông - Thanh Oai TP Hà Nội.
|
|
Đình làng Đình Bảng Bắc Ninh. |
|
Đình làng Đình Bảng Bắc Ninh. |
|
Đình làng Đình Bảng Bắc Ninh. |
Đình làng nơi tế lễ thần
Thành hoàng, nơi diễn ra lễ nghi rước kiệu. Kiệu được sơn son thếp vàng, chính
giữa kiệu là ngai vàng - nơi ngự linh vị của Thành hoàng, được dân làng rước từ đình
qua các đường làng rồi trở về đình giữa cờ, quạt, lọng che, tiếng nhạc và tiếng
trống vang dội. Dân làng diễn tả lại một cách tượng trưng sự tích và
công lao của Thành Hoàng. Lễ rước kiệu của dân làng thực sự đã gây nên hiệu ứng phấn
khích trong cộng đồng tạo nên những cảm xúc thiêng liêng,gắn bó đoàn kết trong cộng đồng.
|
Lễ rước kiệu Thành Hoàng láng Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội. |
Song song với phần lễ là phần hội. Phần hội gồm các trò chơi dân gian : cờ tướng, đấu võ, đấu vật, thi
cây cảnh, hoa cảnh, chim cá cảnh, ca hát dân gian, triển lãm truyền thống làng
nghề ..
|
Các đô vật nhí trên sới vật sân đình. |
|
Các đô vật nhí trên sới vật sân đình. |
|
Các đô vật trên sới vật sân đình. |
|
|
Các đô vật trên sới vật sân đình. |
|
Ra quân cờ người.
Đánh cở người ở sân đình làng.
|
|
|
Cờ người - Mỗi người là một quân cờ. |
|
Quan họ ngày xuân. |
Đình làng là nơi hội tụ của trai thanh gái
lịch, là '' phố phường '' của chốn làng quê, nơi gặp gỡ, hò hẹn tình yêu đôi
lứa, đã làm xao xuyến rung động bao nhiêu con tim của trai làng, gái quê. Đình
làng đã đi vào thi ca đẹp như huyền thoại: ''Hôm qua tát
nước đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen''.''Trúc xinh trúc mọc đầu
đình, em xinh em đứng một mình cũng xinh'', ''Anh như trái táo rụng sân đình,
em như gái dở đi rình của chua'', ''Em như con Hạc đầu đình, muốn bay không cất
nổi mình mà bay'', ''Qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương
mình bấy nhiêu''." Mắt toét là tại hướng đình, cả làng em toét chứ mình em đâu !".
Từ
bao đời nay, đình làng là hình ảnh vừa thiêng liêng vừa thân quen, gắn bó với
tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và
mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam. Đình làng có thể coi
là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.
4/Miếu:
|
Miếu làng Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội. |
|
Cổng Miếu làng Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội. |
|
Miếu Tam Giáp làng Hành Thiện. |
Miếu là một dạng di tích văn
hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường được
toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị
thánh thần.Miếu khi phối thờ Phật cùng thì được gọi là Am. Mỗi làng thờ
thần đều có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu, vừa có đình… Miếu là chỗ quỷ
thần bằng y, đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu
thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ
to, sông lớn.
5/Cây đa:
|
Cây đa miếu làng Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội - đã được xếp hạng công nhận cây DI sản năm 2013. |
Từ bao đời nay, mỗi người Việt Bắc bộ đều coi
cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu
tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. một nhân chứng của thời
gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời. Những cây đa cổ
thụ thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di
tích, tùy theo từng làng. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung
quanh gốc đa. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi
những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những
giờ lao động mệt nhọc, khi về làng hay đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi
hẹn hò của trai gái. Em đang dệt vải quay tơ. Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà. Hẹn giờ ra gốc cây đa gặp chàng.
Cây đa làng Việt còn là biểu tượng
tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau
nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình, chùa, miếu.Cây đa luôn là biểu tượng đẹp vừa hiện
hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm
linh.
6/Văn chỉ:
|
Mộ bia văn chỉ làng Dòng Lâm Thao Phú Thọ. |
|
Văn chỉ làng Bát Tràng Đông Anh Hà Nội. |
|
Văn chỉ làng Mộ Trạch. |
Văn chỉ để
thờ riêng những bậc khoa bảng trong làng. Làng chưa có người hiển đạt thì thờ
Đức Khổng Tử, gọi là Tiên Thánh Sư, để làm chủ trương cho việc học trong làng.Khi thi xong, ai đỗ đạt "vinh quy bái tổ về làng,võng anh đi trước, võng nàng theo sau", đều có lễ ra Văn chỉ để tạ ơn Tiền hiền.
Mỗi làng có một Văn từ hoặc Văn chỉ. Đàn lộ thiên gọi là Văn chỉ, có lợp mái
gọi là Văn từ.
7/Chùa làng:
Bên cạnh đình là nơi cúng kỵ những người có công
dựng làng thì bên chùa là nơi thờ Phật. Chùa là nơi dân làng lễ bái, tu thân, trau giồi
đức hạnh, ăn hiền ở lành, để phước để đức lại cho con cháu. Đó là đời sống tinh
thần thiết thân của người Việt. Ngay từ khi dựng chùa, người ta trồng một
số cây tiêu biểu cho nhà Phật và địa
phương trong sân, và quanh chùa để lấy bóng mát.Cây trồng trong chùa : bồ đề, cây hoa đại, mít, tre trúc cảnh,
sung, muỗm, cau.
|
Cây đề chùa Trấn Quốc Hà Nội. |
|
Cây hoa Đại. |
|
Hoa Ngọc Lan. |
Các loại hoa trồng trong chùa : hoa huệ (hương của hoa huệ
không ngạt ngào, mà ngát nồng và huyền bí, chỉ có hương hoa huệ mới đánh thức
mạnh mẽ cõi tâm linh của con người gợi ra một sự thờ phụng); hoa ngọc lan (hương hoa ngọc
lan hồn nhiên, tươi trẻ, khiến cho con người liên tưởng đến sự thánh thiện).
|
Đầm sen trắng trước cổng chùa. |
Hoa
sen hương lành, di dưỡng tinh thần, hương sen giúp được cho con người ta trút
bỏ những tục lụy của trần thế khi ngửi đến nó, cái thân phận của hoa sen
cũng gợi sự thanh tao, cao thượng mặc dù mọc lên từ bùn.
Chùa được chọn xây dựng ở một
địa điểm tốt, trang trọng, thoáng mát, yên tĩnh.Trên con đường về làng, người ta có thể thấy
ngôi chùa làng hiện từ xa xa mờ ảo trong làn sương khói. Lòng kẻ tha hương rộn
ràng náo nức biết về tới quê nhà..
|
Cổng chùa làng Chuông Thanh Oai TP Hà Nội. |
|
Chùa làng Vạn Phúc Hà Đông TP Hà Nội. |
8/Giếng
nước:
Cùng với mái đình, cây đa, giếng nước ở làng
quê luôn được coi là chốn linh thiêng. Bên giếng làng thường có miếu thờ thần
linh. Vào ngày tuần hay dịp tế lễ, đình đám, dân làng đến đây đặt lễ cầu may và
lấy nước buổi sớm ở giếng đem về thờ cúng. Trong quần thể không gian kiến trúc
đình, chùa cũng thường có mặt của giếng làng. Giếng đình, giếng chùa thường nước nhiều, rất tốt, xưa
kia là nơi cung cấp nước ăn,
rửa mặt xúc miệng cho cả làng.
Giếng làng với mặt gương phẳng lặng thường là
nơi thôn nữ soi mình làm duyên. Giếng
làng là một điểm tựa trong đời sống tâm hồn người Việt. Đó là nơi gửi gắm tình
cảm, tâm sự thầm kín, chan chứa yêu thương, đôi khi là nỗi xót xa :” Thân em
như giếng giữa làng/ Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”. Hẹn hò yêu
thương, nên đôi nên lứa hay hơn giận oán trách người tình cũng gắn bó với giếng
làng"Năng mưa thì giếng năng đầy/Anh hay đi lại, mẹ thầy năng
thương". "Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài/ Hay đâu giếng cạn, anh
tiếc hoài sợi dây".
9/Một số hình ảnh về làng quê Bắc bộ Việt Nam khác :
|
Ngôi nhà điển hình ở làng quê Bắc bộ. |
|
Cầu đá cổ xưa. |
|
Con trẻ chơi bổ quay. |
|
Quê hương là chùm khế ngọt. |
|
Tuổi thơ. |
|
Ai bảo chăn trâu là khổ. |
|
Quê hương là con diều biếc. |
|
Hương thơm ngày mùa. |
|
Hương thơm ngày mùa. |
|
Hương thơm ngày mùa. |
|
Hương thơm ngày mùa. |
|
Cầu ngói. |
|
Tắm trâu. |
|
Chợ nguyên liệu làm nón - làng Chuông Thanh Oai Hà Nội. |
|
Em như cô
gái hãy còn xuân,
Trong trắng
thân chưa lấm bụi trần,
|
|
Đôi tám
xuân đi trên mái tóc.
Đêm xuân cô
ngủ có buồn không?
|
|
Lòng xuân
lơ đãng, má xuân hồng.
Cô gái xuân,
mơ chuyện vợ chồng.
|
Thiếu nữ
trong váy, yếm làng quê Việt Nam
xưa. |
|
Thiếu nữ
trong váy, yếm làng quê Việt Nam
xưa.
|
Thiếu nữ
trong váy, yếm làng quê Việt Nam
xưa.
|
|
|
|
Còn đâu bao đêm trăng thanh
Tát gàu sòng vui bên anh.
|
|
Chơi rồng rắn lên mây. |
|
Chơi khăng - một trò chơi khá nguy hiểm. |