Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

CHÀO MỪNG NGÀY THÀY THUỐC VIỆT NAM 27/2.



      Nhân k nim 58 năm Ngày Thy thuc Vit Nam (27-2-1955 – 27-2-2013).Blog của cựu sinh viên k16 lâm học ĐHLN VN trân trọng gửi tới tất cả các bác,các chú, các cô, các anh chị em là và tương lai là bác sỹ,dược sỹ, y sỹ , các cán bộ, nhân viên ngành y, dược công và tư, cùng gia đình lời tri ân và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc giữ trọn mãi trái tim nhân ái, luôn chăm sóc chu đáo cho sức khỏe của mọi người, chúc thành đạt vẻ vang trong sự nghiệp cao quý của mình. Chúc ngành y tế phát triển mạnh mẽ sánh vai các cường quốc y tế trên thế giới.


THÌN DU XUÂN QUÝ TỴ - 2013 CÙNG GIA ĐÌNH.


       Tết năm nay thật vui,từ ngày 13 tới 16 tháng 02 năm 2013( Nhằm ngày mồng 4 tới ngày mồng 7 tết Quý Tỵ), Thìn từ Đồng Tháp lên  TP Hồ Chí Minh đón Mẹ, các em, các cháu từ Hà Nội vào và cùng  đi chơi Tết tại TP Hồ Chí Minh, Du lịch Đại Nam - Bình Dương, Tiền Giang. Thìn xin chia xẻ cùng bè bạn một số hình ảnh chuyến đi.

1/Tại TP Hồ Chí Minh :


Viếng mộ em gái Nguyễn Thị Nhung, tại nghĩa trang TP Hồ Chí Minh.

Viếng mộ em gái Nguyễn Thị Nhung, tại nghĩa trang TP Hồ Chí Minh.

Thăm nhà bác Cà, em Nhung ( còn em rể ), em Quế nhưng quyên chụp hình.
 
Thăm nhà riêng cháu Trang ( con gái duy nhất của em Nhung - mồ côi mẹ lúc 4 tuổi ) tại quận 4. Cháu đứng giữa đồ hồng nhạt, chồng áo vàng bồng con trai đầu.


Thăm nhà riêng con gái Hải Yến tại quận 8.
Mừng sinh nhật lần thứ 2 cháu ngoại Cu Bin ( con Hải Yến ) tại nhà riêng.
Đi chơi đường hoa Nguyễn Huệ đêm xuân Qúy Tỵ - 2013.
Thăm Dinh Thống Nhất.
Thăm hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn.

Thăm hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn.
 Thăm tòa nhà 68 tầng Bitexco Financial  Đây là tòa nhà cao nhất thành phố.
2/ Tại du lịch Đại Nam tỉnh Bình Dương.


Thìn cùng em trai, 2 em gái, cháu nội em gái út.



Từ trái qua con dâu của em gái út bồng con trai, em gái út, 2 cháu gọi bằng bác, em gái kế út, Thìn.



Trái sang : cháu gọi bằng bác, em gái út, em trai út, Thìn, em gái kế út.





3/Du lịch Tiền Giang :
a/Du lich miệt vườn tại Cồn Thới Sơn - Mỹ Tho - Tiền Giang.

Quà lưu niêm làm từ cây dừa.

Vườn Cacao,
Vườn Thanh long.

Vườn Mãng cầu Xiêm.

Vườn sầu riêng.


Lưu thông đặc trưng miền sông nước.


Thu hoạch Chôm chôm.


Du khách nước ngoài.


Vườn Nhãn trĩu quả.

Vườn Quýt đường.

Vườn Quýt.

Vườn Quýt

Vườn Bưởi.
Cù lao Thới  Sơn - Mỹ Tho - Tiền Giang, nằm giữa sông Tiền, đối diện vườn hoa Lạc Hồng TP Mỹ Tho Tiền Giang.
Du lich cù lao Thới Sơn Mỹ Tho Tiền Giang.
Chợ Nổi trên sông Tiền.
 b/Vãng cảnh chùa Vĩnh Tràng - Mỹ Tho - Tiền Giang.


     Chùa Vĩnh Tràng là một công trình kiến trúc đẹp do nhiều người kế tục xây dựng trong nhiều năm. Vĩnh Tràng là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh xảo,có phong cách kiến trúc kết hợp giữa Đông và Tây (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc tại xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.


Chùa Vĩnh Tràng được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong cách kiến trúc kết hợp giữa Đông và Tây.


Cổng tam quan ghép sành làm theo lối cổ lầu do các nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933.

 Trong khuôn viên có hai tượng Phật rất lớn.
Nội thất chùa.

Nội thất chùa.

Hoa Sa la song thọ  chùa Vĩnh tràng.
Trong khuôn viên chùa.

Trong khuôn viên chùa.





Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

TỤC LỆ ĂN TẾT LẠI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.

Ăn Tết lại cũng là dịp để các gia đình ( nhất là những gia đình có người thân đi xa không kịp về đúng ngày Tế ),sum vầy bên mâm cơm và gửi cho nhau lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.
        Gần 200 năm nay, ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là ở nội và ngoại thành Hà Nội, có tập tục “ăn Tết lại”. Ra giêng (trước hay sau rằm), người ta gói tiếp đợt bánh chưng mới để chờ người thân chưa kịp về dịp Tết, để mời khách đột xuất và cũng là để gia đình ăn Tết lại.
      Đây là một hiện tượng văn hóa có nguồn gốc từ sự kiện vua Quang Trung cho quân tướng của mình ăn Tết Kỷ Dậu (1789) trước khi mở trận đánh giải phóng kinh thành và sự kiện dân thành Thăng Long tản cư chạy loạn giặc Thanh, sau đó trở lại kinh thành, ổn định cuộc sống, tổ chức ăn tết lại mừng kinh đô giải phóng.Theo Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái, trước khi tiến đánh vào giải phóng Thăng Long, vua Quang Trung đã mở tiệc khao quân ở đền Tam Điệp. Hôm đó là ngày 30 Tết (25/1/1789) Kỷ Dậu. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ ăn Tết Nguyên Đán trước đã. Hẹn đến năm mới, mồng 7, thì vào thành Thăng Long, sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng không?” Nhưng chỉ đến ngày mồng 5 Tết, vua Quang Trung đã tiến quân vào thành, giải phóng kinh đô. Trước đó, dân thành Thăng Long đã chuẩn bị ăn Tết với đầy đủ các thứ vật phẩm. Nhưng do phải chạy giặc Thanh, họ chỉ đem được rất ít, còn bánh chưng, phần lớn phải vứt xuống ao. Khi kinh thành được giải phóng, họ trở về và thử vớt bánh lên, thấy vẫn còn thơm ngon. Thì ra, tiết trời lạnh, nước ao lạnh nên bánh không bị hư hỏng. Dân chúng cảm tạ thần linh đã giúp vua Quang Trung giải phóng kinh đô, cho họ được mở tiệc ăn Tết lại tại nhà. Từ đó, ở nhiều nơi, nhiều nhà giữ lại cách thức ngâm bánh chưng xuống ao, xuống giếng nước, sau vớt lên “ăn Tết lại”. Hoặc tiện hơn là gói đợt bánh khác để ăn tới tận rằm tháng giêng, có khi tới tận cuối tháng giêng, gọi là tục “ăn Tết lại”.
     Đây là một sinh hoạt văn hóa, một hành động tưởng niệm người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, người cho quân ăn Tết Kỷ Dậu trước khi chiến đấu giải phóng kinh đô và “ăn Tết lại” sau ngày đại thắng. Đây cũng là một nét nhân hậu, có trước có sau của tính cách người dân Việt đối với những người thân ở xa, về quê nhà không kịp tết.